Đảng bộ xã Điền Hạ tự hào 60 năm xây dựng và phát triển

Ngày 12/12/2024 08:45:14

Đảng bộ xã Điền Hạ 60 năm xây dựng và trưởng thành

Trong suất chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành các thế hệ cán bộ, Đảng viên và nhân dân xã Điền Hạ luân nêu cao tinh thần cách mạng có ý chí vươn lên chung sức, đòng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Điền hạ là một xã miền núi vùng sau, vùng xa của Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Nằm cuối huyện Bá Thước về Phía đông. Cách trung tâm Huyện lỵ 25 km.

- Phía Bắc: Giáp xã Điền Quang - xã Điền Trung huyện Bá Thước.

- Phía Đông: Giáp xã Cẩm Thành - xã Cẩm Liên huyện Cẩm Thủy.

- Phía Nam: Giáp xã Thạch Lập huyện Ngọc Lặc.

- Phía Tây: Giáp xã Điền Thượng.

+ Có Tổng Diện tích tự nhiên là: 3.567,96 ha.

Dân số toàn xã có: 1011 hộ; = 4.581 nhân khẩu (Tính đến tháng 6 năm 2024). Trong đó gồm 3 dân tộc anh em (Dân tộc Thái gồm có: 68 hộ = 238 khẩu chiếm 15% - Dân tộc Mường gồm có: 749 hộ = 3707 khẩu chiếm 80% - Dân tộc Kinh gồm có 21 hộ = 85 khẩu chiếm 5%) cùng chung sống hoà thuận với nhau và được chia thành 9 thôn. Có một Đảng bộ gồm 13 chi bộ và 172 đảng viên sinh hoạt tại 13 chi bộ dân cư, trong đó co 3 chi bộ nhà trường (trường THCS - trường Tiểu học - trường Mầm Nom) và một chi bộ Tram y Tế. Hàng năm có từ 70 - 80% chi bộ đạt "Trong sạch vững mạnh".

Vùng đất Điền Hạ ngày nay, có lịch sử từ lâu đời, con người suất hiện cách đây hàng vạn năm. Trải qua nhiều biến động lịch sử - Đơn vị hành chính từ năm 1964 trở về trước thuộc xã Hồ Điền và từ năm 1964 xã Hồ Điền được chia tách thành 4 xã đó là (xã Điền Lư - Điền Quang - Điền Thượng - Điền Hạ), năm 1964 Tỉnh Quyết định chuyển Chòm Dùng, Chòm Cốc về xã Cẩm Liên về huyện Cẩm Thủy.

Như vậy từ năm 1964 trở đi xã Điền Hạ gồm có các chòm: Chòm Sèo - Chòm Xăm - Chòm Né - Chòm Đớn - Chòm Nam - Chòm Bứng - Chòm Đèn - Chòm Duồng.

Đến năm 1974, Thực hiện Chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xã Điền Hạ được tiếp nhân 50 hộ của xã Cổ Lũng, Thành lập thêm một Làng mới, đặt tên là làng Thành Điền và từ đó đến nay xã Điền Hạ có 9 thôn bản.

z6112026353054_503a8de294e5a9f629dfd1df3afb8bb0.jpg
Đồng chí Tào Văn Lý - Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND xã

* Về giao thông đường bộ:

Điền Hạ có trục đường liên xã mà trước đây được mở làm đường lâm nghiệp, được nối từ quốc lộ 217 qua xã Điền Trung chạy theo chiều dài của xã: 21 km, qua Điền Thượng đến Thiết Ống - Đồng Tâm. Ngoài ra Điền Hạ còn có các nhánh đường như: Đường Xăm đi Làng Mốt xã Cẩm Thành thông ra quốc lộ 217, đường làng Né đi làng Mốt thông ra quốc lộ 217, đường nối từ đường trục xã qua Thôn Đèn xuống thôn Duồng đi Cẩm Liên ra Vạc. Đường liên thôn hầu hết các loại xe ô tô vào tận các bản, các bãi màu, vùng nguyên liệu sắn, mía và các rừng luồng …

Điền Hạ có hai loại núi. Đó là núi Đá và núi Đất, đặc biệt là dãy núi Sơn, núi Đèn, núi Mộng cao ngần 1.000 mét, kéo dài ở phía tây nam của xã. Ngăn cách giữa xã Điền Hạ, xã Thạch Lập huyện Ngọc Lặc, Làng Nông xã Điền Thượng. Tại núi Đèn có hang Bụt, Hang Nước ở Thôn Đèn, hiện chưa rõ chiều dài của hang là bao nhiêu mét. Đây là một trong những thắng cảnh đẹp tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi của xã Điền Hạ, từ trước đến nay chưa được ai khai thác. Hàng năm đến ngày Tết nguyên Đán và các ngày lễ, ngày kỷ niệm, ngày hè, các tầng lớp nhân dân và học sinh các nơi đều tìm đến để thăm quan, chiêm ngưỡng, tin chắc rằng nơi đây xẽ là Tua khu du lịch rất đẹp và bổ ích cho tường lai sau này.

Phía Nam Hồ Thạch Minh, dưới lòng đất còn có mỏ Đá Đỏ mầu cờ. năm 1974 huyện Bá Thước được giao nhiệm vụ khai thác loại đá này để góp phần xây Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Thạch Minh là tên gọi của một thôn thuộc xã Cẩm Liên huyện Cẩm Thủy, nhưng vị trí đất đai lại thuộc địa phận của xã Điền Hạ quản lý, với phong cảnh đẹp tự nhiên, có đủ điều kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển khu du lịch. Nếu được quan tâm đầu tư khai thác, thì nơi đây sẽ trở thành khu Du lịch. Từ suối cá Cẩm Lương lên suối cá Làng Dùng Cẩm Liên - Hồ thạch Minh và Hang nước Thôn Đèn xã Điền Hạ …

Xã Điền Hạ không qua sông mà chỉ có khe suối. Nhưng Điền Hạ còn có nhiều hồ, ngoài Hồ Thạch Minh, còn có các Hồ: Hồ Đèn, Hồ Mùn, Hồ Vạc, Hồ Dung, Hồ Mẹ và Hồ Sèo.

Điền Hạ có Diện tích rừng tự nhiên là: 3 553,96 ha, hàng năm có thể cung cấp hàng ngàn khối gỗ, củi và hàng chục ngàn cây luồng, nữa… cung cấp cho nhièu khu vực.

Từ tháng 11-1963 nhân dân trong xã Hồ Điền hưởng ứng cuộc vận động đón đồng bà miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi, thành lập các làng bản mới như; Điền Giang - Điền Lý - Điền Lư - Điền Thái ngày nay và xen ghép ở một số làng như; Làng Bứng, Làng Nan, Làng Né, Làng Sèo xã Điền Hạ ngày nay.

Ngày 02/04/1964 thực hiện Quyết định số 107 của Bộ Trưởng Bộ nội vụ về chia xã Hồ Điền thành bốn xã như xã; Điền Lư - Điền Thượng - Điền Hạ - Điền Quang. Đây là một s

Sự kiện lịch sử, đánh dấu bước trưởng thành và phát triển của Đảng, Chính quyền xã Hồ Điền, nhăm tạo điều kiện về địa lý phù hợp cho nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý hành chính mà còn tạo thuận lợi cho việc tổ chức động viên các phong trào cách mạng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn há xã hội, quốc phòng - an ninh trong địa bàn từng xã và cũng từ đây chi bộ, Đảng bộ xã Điền Hạ được thành lập vào tháng 9/1964. Sự kiện này đã tạo những yếu tố tư tưởng, tổ chức và phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của ccấp ủy Đảng đề ra.

Cùng với quá trình hợp tác hóa là quá trình đấu tranh giữa hai con đường làm ăn cá thể và làm ăn tập thể trong nội bộ Đảng và nhân dân. Cuộc đấu tranh này đã phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng cao lập trường tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và sự giác ngộ XHCN trong nhân dân các dân tộc. Tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng điều được kiện toàn.

z6112026786302_976bce438e594fee4a6dcea56aba7e22.jpg
Đồng chí Hà Văn Trung - Phó BTĐU - Chủ tịch UBND xã

II - ĐẢNG BỘ XÃ ĐIỀN HẠ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VỪA SẢN XUẤT, VỪA CHIẾN TRANH CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH THẮNG GIẶC MỸ XÂM LƯỢC (1965 - 1975)

1. Chuyển hướng lãnh đạo, vừa sản xuất vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng - Tỉnh uỷ - Huyện uỷ - Đảng bộ xã Điền Hạ chuyển hướng lãnh đạo từ thời bình sang thời chiến. Trong bối cảnh Đảng bộ xã Điền Hạ mới được chia tách, thành lập tháng 7 năm 1964 cũng như trong lúc nhân dân Miền Bắc nói chung, nhân dân xã Điền Hạ nói riêng, đang phấn khởi thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước, thì ở Miền Nam Đế quốc Mỹ bị thất bại nặng nề trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt" nhằm cứu ván nguy cơ sụp đổ. Đế quốc Mỹ ồ ạt huy động lực lượng tăng quân vào Miền Nam, đồng thời âm mưu tiến hành bằng hải quân, không quân đánh phá miền Bắc XHCN.

Năm 1965 - 1966 khi máy bay Mỹ ra đánh phá cầu Đại Lạn - cầu Hón Trám - Hồ Thạch Minh, các xã của huyện Cẩm Thuỷ đã tổ chức một tổ trực chiến tại Đồi Hích, xã Điền Hạ một tổ 16 người trực chiến tại Đồi Bựng.

Lần thức 2: khi máy bay Mỹ bắn phá Hồ Thạch Minh, thì cả hai tổ đều bắn trả máy bay địch, để rút kinh nghiệm.

Lần thứ 3; các tổ đã duy chuyển trận địa; Tổ xã Điền Hạ lên đỉnh núi trầu, tổ xã Lương Ngoại - Cẩm Thuỷ lên đỉnh núi Nạc, tiếp sau đó tổ Lượng Ngoại rút ở đỉnh núi Nạc, thì tổ xã Điền Hạ lại rút đỉnh núi Trầu để tiếp quân trận địa núi Nạc.

Tại trận địa này lực lượng dân quân tự vệ trực chiến đã đánh trả máy bay địch rất dũng cảm, tuy răng không bắn rơi máy bay của địch, nhưng cúng đã làm cho chúng hoảng hốt, cắt bom, bắn rốc kép không trúng mục tiêu. Trong mấy đợt bắn phá Hồ Thạch Minh, giặn Mỹ đã gây tổn hại nhiều đến tinh thần lẫn vật chất cho Đảng bộ và nhân dân xã nhà. Đặc biệt là một cán bộ kỹ thuật công trường đập Hồ Thạch Minh đã hy sinh anh dũng trong khi đang chỉ đạo dân công làm việc tại công trường.

Cùng với nhân dân trong huyện Bá Thước. Trung đôi cơ động của xã đã được điều đi bảo vệ cầu Đại Lạn, xây dựng trận địa trực chiến tại Làng Vót, Làng Muỗng Do xã Điền Trung ngày nay.

Hội phụ nữ xã phát động phong trào hội Mẹ chiến sỹ, nhằm động viên con em lên đường bảo vệ tổ quốc, theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, đồng thời các mẹ, các chị em phụ nữ còn đóng góp sức lực to lớn vào nhiệm vụ củng cố hậu phương và đẩy mạnh sản xuất.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đi đôi với xây dựng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Những cuộc Bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp được tiến hành một cách nghiêm túc và triệt để. Từ đó đã gây được lòng tin trong nhân dân đối với Đảng và nhà nước.

Điền Hạ là một xã Miền núi vùng sau vùng xa của huyện Bá Thước, với điều kiện thiên nhiên rất khắc nhiệt, lại phải chịu những sáu lần bắn phá của máy bay Mỹ trên địa bàn xã, làm chết một cán bộ chỉ đạo thi công đăp Hồ Thạch minh và hàng chục người khác bị chết, bị thương và làm thiệt hại về của cải, vật chất, gây hoang mang về tinh thần của nhân dân trong xã do bom bi của máy bay Mỹ thả xuống. Về trụ sở làm việc của xã, trường học phải sơ tán vào rừng sau để làm việc và học hành. Khó khăn nối tiếp kho khăn. Song nhân dân xã Điền Hạ vẫn một lòng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước, luân hướng về Miền Nam thành đồng tổ quốc. Đảng bộ và nhân dân đã làm hết sức mình để sản xuất ra nhiều của cải và sắn sàng huy sinh đóng góp sức người, sức của và sự nghiệp giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước trướng những thắng, bại to lớn ở cả hai miền Nam - Bắc. Đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng đánh phá Miền Bắc - với thử thách vô cùng ác liệt ; Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi "Chiến tranh còn có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa - Hà Nội, Hải Phòng và một số xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Lời kêu gọi của Chủ Tịch hồ Chí Minh là tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, khẳng định quyết tâm sắc đá của dân tộc. trong công cuộc chống Mỹ cứu nước có sức động viên to lớn quân và dân cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc Miền núi Thanh Hoá nói riêng, đoàn kết vượt qua mọi gian khổ, không sợ hy sinh, quyên quyết chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. Nhân dân trong xã quyết giữ vững sản xuất, sắn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, đảm bảo đời sống, phát triển văn hoá, giáo dục khắc các chòm bản trong xã.

Trong tình hình mới chấp hành chủ trương cấp trên. đảng bộ lãnh đạo đẩy mạnh công tác trị an lên một bước mới, tăng cường bảo vệ sản xuất, dập tan mọi luận điệu phản tuyên truyền của địch, tăng cường công tác xây dựng làng chiến đấu, thúc đẩy thực hiện chỉ thị phòng tránh địa, đồng thời tăng cường kiểm tra các đội trực chiến phòng không, vận động nhân dân tương trợ giúp đỡ anh chị em đang gặp khó khăn. Trong những năm này thiên tai, địch hoạ như; rét đậm và lụt bão kéo dài đang là những trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, lại bị sau bệnh hại lúa và hoa mầu nặng, có hợp tác xã phải huy động mọi người dân ra đồng bắt sau ngô.

Đối với nông nghiệp - Thường vụ Đảng uỷ, chi uỷ đã có kế hoạch cụ thể nắm chắc vấn đề cần giải quyết phân công phụ trách, bám sát Hợp tác xã-Đội sản xuất. Giải quyết tốt tư tưởn, tăng cường công việc cho đảng viên một cách cụ thể. Đông viên quân chúng quyết tâm giữ vững sản xuất, tập trung sản xuất lương thực, tăng diện tích gieo trồng trong các hợp tác xã qua các năm đều được mở rộng. Đáng chú ý là chuyển được cây mầu (cây ngô) xuống ruộng. Tăng một năm làm hai vụ (một vụ lúa và một vụ ngô), do đó sản xuất lương thực đã thu được thành tích lớn; như Hợp tác xã Làng Đèn đã được tặng thương Huân chương lao động hạng III của Chính Phủ, công tác quy hoạch đồng ruộng làm bờ vùng, bờ thửa, mương bai, thuỷ lợi, phát triển giao thông nông thôn được dự án nhà nước khởi công xây dựng đập Hồ Đèn, lực lượng của toàn huyện Bá Thước, nhờ đó mà đã đưa tổng diện tích trong xã mỗi năm một tăng, đi đôi với công tác thuỷ lợi. Đảng bộ đã lãnh đạo và công tác cải tiến quản lý Hợp tác xã. Chỉ đạo các Hợp tác xã trong xã thi đua học tập và đuổi kịp Hợp tác xã Đông Phương Hồng - Hợp tác xã Thắng Lợi (huyện thọ xuân) Thực hiện thâm canh,tăng năng xuất đạt chỉ tiêu 5 tấn thóc/ha, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất mới đẩy mạnh chuyên canh đều được tiến hành liên tục, với tốc độ khẩn trương.

- Đối với chăn nuôi gia xúc và gia cầm . Đảng bộ đã lãnh đạo chuyển thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

- Cùng với yêu cầu phát triển nông nghiệp, nghề rừng cũng được chú ý, việc khai thác gỗ, nứa, tre để cung cấp cho nhu cầu chiến trường và chất đốt cho thủ đô Hà Nội thời điểm này rất lớn.

- Nhân dân cả nước nói chung - nhân dân xã Điền Hạ nói riêng thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh "mỗi người lam việc bằng hai để đền đáp đồng bào moiền nam ruột thịt "Mọi người ai nấy đều làm việc khẩn trương, chắc tay súng vững tay cày, vừa sản suất vừa chiến đấu với khẩu hiệu làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm khắp các bản lầngi nấy đều lam việc hết mình.

- Hàng năm xã điền hạ đóng góp cho nhà nước hơn một trăm mét khối gỗ các loại và hàng triệu cây luồng, tre, mía phục vụ cho quốc phòng và cho xây dựng vê thương nghiệp, dịch vụ, hợp tác xã mua bán xa Điền hạ được thành lập năm 1963 do ông Bùi Minh Quyền làm chủ nhiệm, tiếp theo là ông Phạm Văn Vinh và bà Phạm Thị Inh. Tronh suất những năm kháng chiến chống mỹ cưu nước hợp tác xã đã phục vụ nhân dân về các măt hàng thiết yếu như muói măm, dầu hoả, vải, quần áo..., cơ bản được đáp ứng.

- Năm 1966 hợp tác xã có 500 xã viên, 620 cổ phần bằng 5600đồng vốn va vốn tự có là 1350 đồng.

2.Chuyển hướng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng phục vụ chiến đấu, chiến đấu của đảng bộ và nhân dân xã nhà.

Hướng về tiền tuyến lơn miền nam anh hùng, toàn thể cán bộ đảng viênvà nhân dân trong xã đã nêu cao khẩu hiệu"tất cả cho tiền tuyến tất cả để đánh thắng giăc mỹ xâm lược" "bất kì hoàn cảnh nào cũng quyết tâm hoàn thành mọi yêu cầu của miền nam" tất cả vì miền nam ruột thịt. đó là tinh thần và quyết tâm là tình cảm và ý chí của nhân dân xã điền hạ nói riêng nhân dân miêm bắc nói chung. Đối với miên nam yêu quý thanh niên xã điên hạ hưởng ứng phong trào "ba sẵn sàng" lên đường xẻ dọc trường sơn đi cứu nước, 298 đoàn viên thanh niên trong xã đã lên đường và miền nam trực tiếp chiến đấu với quân thù.

Các nghị quyết lãnh đạo chỉ đạo của đảng đều nhấn manh:dù bbất cứ tình huống nào cũng phải lam tốt nhiệm vụ động viên tuyển quân quyên quyết đáp ứng đẩy đủ yêu cầu chi viện cho tiền tuyến, tất cả các ngành, các cấp, từ lãnh đạo đến các bộ phận nghiệp vụ, đoàn thể đều phải họp để thực hiện bằng được bốn yêu cầu trong công tác này là: bảo đảm số lượng đủ, chất lượng tốt, đúng thời gian, đúng chính sách, giải quyết tốt mối quan huệ giữa sản suất và chiến đấu, giữa kinh tế và quốc phòng,giữa yêu cầu chi viện cho tiền tuyếnvà củng cố hậu phương. do vậy công tác tuyển quân của xã điền hạ luôn đủ và vượt chỉ tiêu được giao.10 thanh niên xung phong trong xã cũng được lên đường với khẩu hiệu đã ghi là chiến thắng số thanh niên nhập ngũ trực tiếp chiến đấuvới kẻ thù ở miền nam. Đó là nguồn quan trọng để đào tạo cán bộ trong các quân binh chủng. Cùng với phong trào"ba sãn sàng của thanh niên phong trao" ba đam đang" của phụ nữa. Hàng trăm chị em trong xã đã đăng kí tình nguyện tham gia phong trào, gánh vác nhiệm vụ sản suất chiến đấu. Thay việc nước đảm việc nhà cho người thân đi chiến đấu phong trào thi đua làm ruộng tăng sản " cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ", chăm sóc cây trồng vật nuôi được chị em tham gia sôi nổi, có nơi còn phát triển phong trào sản xuất ban đêm sôi nổi đảm bảo lương thực cung ưng cho chiến trường vượt kế hoạch, sản xuất kịp thời vụ, "Hội cha mẹ chiến sỹ " cũng được lập ra ở các chòm bản, đã hăng hai đảm đương nhiệm vụ chăm sóc bộ đội đóng quân luyện tập tại chòm Sèo - chòm Xăm - Chòm Đèn, đã có 98 hộ cho bộ đội làm cơ sở đóng quân và 4 hộ thường xuyên cho cơ quan Đảng ủy - UBND, các Ban ngành đoàn thể ở xã đóng làm trụ sở để làm việc; 10 năm liền như các gia đình: Bà Cao Thị Nhống - Bà Phạm Thị Chăm - Ông Lê Ngọc Vững - bà Trương Thị Ba ở Chòm Né. Đã xây dựng nên những tình cảm quý bấu, không những về tinh thần, mà cả về vật chất, nhân dân trong xã đã quyên góp ủng hộ bộ đội ăn no, luyện tập giỏi. Lương thực, thực phẩ ủng hộ; 5.500 kg gạo, 8.500đ, 350 kg thực phẩm và nhiều râu, quả, bánh quà... khác.

Bên cạnh các ngành các cấp, các tầng lớp nhân dân không kể già trẻ, còn có phong trào thu đua đáng khích lệ đó là: Phong trào ba giỏi, ba mẫu mực của Phụ Lão phong trào ngàn việc tốt của Thiếu nhi, phong trào thi đua "Hai tốt" ngành Giáo dục, phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" trên cơ sở các phong trào thi đua yêu nước được phát động sau rộng. Cùng với đồng bào Miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ đã làm hết sức mình trong sự nghiệp chi viện cho Miền Nam, góp phần đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ của Đế quốc Mỹ".

3. Tham gia chiến đấu:

Xong xong với việc hưởng ứng các phong trào trên Đảng bộ còn luân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng không sơ tán, khắp các bản làng, trường học, trạm y tế, của hàng mua, bán của xã đều được đào hầm, hố trú ẩn tránh bom đạn máy bay Mỹ, người già, trẻ em đều được đi tản cư, lực lượng dân quân du kích bám trụ vừa sản xuất, vừa thường trực đánh máy bay Mỹ. Thành lập các đội trực chiến, đội cứu tải thương, cứu sấp .... trong toàn xã có 9 tổ trực chiến, bảy tổ cứu thương.

4. Công tác xây dựng Đảng:

Với bối cảnh cả nước có chiến tranh, Đảng bộ xã Điền Hạ lại mới được thành lập. Song Đảng bộ đã trưởng thành về mọi mặt. Cuộc vận động xây dựng chi bộ - Đảng bộ bốn tốt và từng bước xây dựng ngày càng đi vào chiều sau, nhằm đảm bảo lãnh đạo, kiểm tra, sản xuất, chiến đấu, sắn sàng chiến đấu tốt. Quán triệt và lãnh đạo việc chấp hành chính sách tốt, làm công tác quần chúng tốt, củng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức tốt, làm công tác phát triển Đảng tốt. Qua việc vận động những lúc khó khăn nhất, trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và chống thiên tai tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên đều tích cực, dũng cảm gắn bó với quần chúng đi đầu trong mọi hoạt động, trên mặt trận sản xuất xây dựng ở những đơn vị tiên tiến, đều thể hiện rõ tinh thần cách mạng tiến công của cán bộ đảng viên.

Tinh thầnphê bình và tự phê bình trước quần chúng được tiến hành thường xuyên, việc thực hiện dân chủ với quần chúng là một trong những mục tiêu của công tác tư tưởng, tổ chức trong Đảng bộ, ý thức phát huy quyền làm chủ tập thể của xã viên trong kế hoạch sản xuất, phấn đấu sản phẩm được đề cao, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa dân với Đảng, giữa dân với quân, một cách thiết thực.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Đế quốc Mỹ. Đảng bộ đã quan tâm. chăm sóc bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới và tổ chức mở lớp huấn luyện kịp thời.

Từ khi thành lập Đảng bộ mới có 31 đảng viên, đến năm 1975 đã có 67 đảng viên. Để nâng cao nhận thức cho đảng viên Đảng bộ đã phân công nhau, để đảng viên nào cũng được đi dự các lớp học bồi dưỡng chính trị, phổ cập 100% đảng viên có trình độ lý luận thuộc chương trình sơ cấp. Tuy nhiêu sự lãnh đạo trên nhiều mặt còn chưa sau sắc, nhất là lãnh đạo quản lý kinh tế và khoa học kỹ thuật.

Vai trò lãnh đạo của một số chi bộ trong xã còn yết, trình độ, năng lực và phương pháp hạn chế, một số đảng viên chưa phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, né tránh việc phê bình và tự phê bình chưa cao, gây không ít ảnh hưởng đến sự phát triển chung của phong trào sản xuất và chiến đấu.

z6112026553032_3219afd0d790a177acd47565909100e4.jpg
Đồng chí Trương Quốc Đạt - ĐUV - Bí thư ĐTN xã

5. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, văn hóa, quốc phòng, ra sức chi viện cho Miền Nam góp phần đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược (1969 - 1975).

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã Điền Hạ do đồng chí Bùi Đình Ân, sau đó là đồng chí Phạm Văn Nắm làm Bí thư Đảng bộ, nhân dân trong xã đã dẫy lên phong trào thi đua sôi nổi trong lao đông sản xuất, học tập và công tác, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp với đặc điểm miền núi là: Phải tranh thủ tích cực giải quyết vấn đề lương thực một cách chủ động, hợp lý bằng thâm canh và tăng vụ lúa, mẫu, tiến tới chấm dứt phát rẫy du canh, đặc biệt phải phát triển mạng cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, chăn nuôi và nhất là nghề rừng. Những thế mạnh của kinh tế miền núi. Tập trung đẩy mạnh kinh tế địa phương, góp phần củng cố hạu phương lớn Miền Bắc, đảm bảo phục vụ tiền tuyến lớn Miền Nam chiến đấu và chiến thắng. Quyết tâm giải quyết tốt đời sống của nhân dân, phát huy mạnh mẽ ý thức tự lực cánh sinh, tinh thần làm chủ của quần chúng trong thực hiện ba cuộc cách mạng trong cải tiến tổ chức, cải tiến quản lý kinh tế.

Giữa lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày (2-9-1969) cùng với nhân dân cả nước, nhân dân xã Điền Hạ đã vô cùng súc động và tiếc thương vô hạn vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc, nhà nhà cờ rũ băng tang, người người lặng lẽ đâu buồn, tiếc thương, các chòm bản đều tổ chức lễ truy điệu dâng hương kính viếng Bác, với lòng biết ơn vô hạn và niềm súc động sau sắc. Biến đâu thương thành hành động cách mạng, nhân dân trong xã đã sôi nổi hưởng ứng đợt thi đua học tập và làm theo Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa một số mặt trong sản xuất nông nghiệp có bước chuyển biến mới. Về tròng trọt; xã Điền Hạ cây lúa vẫn là cây trồng chính, có trên 200ha, chiếm 89% diện tích canh tác, sản lượng lương thực ở các hợp tác xã trong xã đã được chú trọng đẩy mạnh thâm canh đưa năng xuất từ 2,5 tấn lên 3,3 tấn/ha nhờ đó đời sống nhân dân mỗi ngày càng được cải thiện.

Chăn nuôi: Từng bước được phục hồi, Đảng bộ ra chủ trương đẩy mạnh việc chăn nuôi gia súc và gia cầm, đua đàn gia súc, gia cầm mỗi năm một tăng, đảm bảo cung ứng thực phẩm, sức cày kéo và phân bóm.

Nghề Rừng: đã được chú trọng phát triển trồng cây như; cây luồng, đã có rừng luồng tập thể Hợp tác xã, khâu tu bổ rừng có chuyển biến tốt, nạn phá rừng làm rẫy du canh đã hạn chế một phần. Đây là một sự nhận thức mới chuyển hướng phù hợp với phương hướng nghề rừng, là cơ sở bước đầu để tiến lên phát huy thế mạnh của miền núi.

Qua các phong trào đã nổi lên những Hợp tác xã tiên tiến như; Hợp tác xã Chòm Đèn, Hợp tác xã Tiên Phong có phong trào khai thác gỗ và trồng gai giỏi. Đi đôi với Hợp tác xã có phong trào mạnh, đời sống nhân dân được đảm bảo, còn một số ít Hợp tác xã, do hậu quả thiên tai; hai Hợp tác xã Chòm Đèn và Chòm Né bị mất diện tích trồng lúa nước và trông mầu, do đắp đập Hồ Thạch Minh dâng ngập, gây ảnh hưởng về đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn gay gắt, đã có niều hộ trong ngày phải nhịn ăn một bứa. Tuy đã được nhà nước đền bù bằng gạo. Ban chấp hành Đảng bộ một mặt động viên quần chúng tiết kiệm tương trợ, mặt khác động viên nhân dân tích cực đẩy mạnh sản xuất cả nông nghịêp - lâm nghiệp, trồng cây, gieo hạt, cây ngắn ngày, nhằm phục vụ kịp thời cả về trước mặt và lâu dài.

Từ những năm 1970 gặp thời tiết có nhiều thuận lợi nhân dân được mùa có thu nhập khá hơn, những cố gắng đó đã làm cho đời sống nhân dân đỡ khó khăn, giá cả giảm nhiều so với những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

Ngành thương nghiệp trong những năm chiến tranh đã đóng vai trò tích cực, sứng đáng là người nội trợ đảm đang. Qua chiến tranh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệp phục vụ. Thời điểm này Hợp tác xã mua bán của xã đã tăng cương quản lý kinh doanh, chú ý phát hiện vận động sản xuất và thu mua các nguần hàng của địa phương, đẩy mạnh khâu tự mua, tự bán, phương thức phân phối được cải tiến công bằng thuận tiện. Phong trào thi đua "Ba đẩy bốn tìm" và bốn tăng để thực hiện nhanh đủ kế hoạch được giao. nhờ sản xuất phát triển, công tác thu mua có nhiều cố gắng, nên hàng hóa đã được trao đổi, giao lưu, nhan dân đã có công ăn việc làm.

Sự nghiệp Văn hóa, giáo dục, y tế:

Thời điểm này đã tạm yêu tiếng bom nổ ở Miền Bắc, nhưng thiên tai khắc nguyệt gây hậu quả nặng nề về kinh tế, kéo dài theo đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân khó khăn. Song Đảng bộ đã tùm cách khắc phục có hiệu quả.

Công tác giáo dục được củng cố và duy trì giảng dạy các lớp vỡ lòng, tư sửa bàn, ghế, nhà trường, lớp học để kịp thời khai giảng có kết quả tốt, đồng thời phong trào bủ túc văn hoá ở nông thôn rất sôi nổi.

Thông tin văn hoá, nhân dân được thưởng thức xem phim, các Hợp tác xã có loa tay để tuyên truyền tin tức.

Công tác Y tế đã được tăng cường mạng lưới y tế trong các Hợp tác xã đã đẩy mạnh. Phong trào vệ sinh phòng dịch, xây dựng nhanh chống được nhà tắm, giếng nước, hỗ tiêu, duy rời chuồng gia súc, phát quang làng bản, thực hiện ăn chín, uống sôi...

Nhìn chung những kết quả về kinh tế, văn hóa xã hội chưa lớn. Nhưng kết cấu, hạ tầng thời điểm này đã được phục hồi và phát triển hơn trước. Đó là những tiền đề, điều kiện để Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ tự tin, khẳng định thành quả, đồng thời tìm biện pháp khắc phục cho những năm tiếp theo.

Dưới ánh của Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng - Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa - Nghị quyết của Huyện Đảng bộ Bá Thước lần thứ 8đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể:

- Phát triển kinh tế trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, cân đối tập trung sức phấn đấu đạt được 6 tấn thóc/ha, hai đến ba con lợn/ hộ và 0,8 ha gieo trồng/ 1 lao động, cải thiện một bước đời sống vật chất của nhân dân.

- Phục vụ đầy đủ và kịp thời nhu cầu của tiền tuyến, tăng cường lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ trị an, sắn sàng chiến đấu bảo vệ trật tự an ninh. Tại thời điểm này giặc Mỹ lại mở cuộc chiến tranh phá hoại Miền Băc lần thứ 2. Công cuộc khôi phục kinh tế, văn hóa lại phải chuyển hướng hoạt động theo tình hình mới. Cả Miền Bắc nói chung, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ nói riêng lại bước vào những thử thách lớn.

- Tiếp tục sản xuất và chiến đấu, góp phần đập tan cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Đế quốc Mỹ (1969 - 1972).

Mặc dụ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện ném bom Miền Bắc. Những Đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động do thám, trinh sát phá hoại ở Miền Bắc.

Đầu năm 1972 cuộc tiến công chiến lược hết sức mãnh liệt, bất ngờ của quân và nhân dân ta trên khắp các chiến trường Miền Nam, ngăn chặn âm mưu chiến lược "Việt Nam hoá chiến trang" của Đế quốc Mỹ.

Ngày 6 tháng 4 năm 1972 Ních Sơn quyết định huy động lực lượng lớn không quân Mỹ đánh phá trở lại Miền Bắc. Như vậy chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân lần này không còn được xem như một biện pháp bổ trợ của cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, mà là một biệp pháp quyết định cứu vớt sự bại trận của quân đội Sài Gòn. Trên chiến trường và huy vọng gây sức ép hòng thương lượng với ta trên thế mạnh.

Cả nước đã khẩn trương chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Ngày 16 tháng 4 năm 1792 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra lời kêu gọi các lực lượng vũ tranh nhân dân hãy dũng cảm song lên liên tục chiến đấu giết giặc cứu nước " Mỗi công dân phải là chiến sỹ kiên cường chống Mỹ cứu nước, mỗi xí nghiệp, công trình, nnong trường, Hợp tác xã, cơ quan, trường học, đường phố là một chiến hào sắn sàng chiến đấu, đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự của giặc Mỹ và tay sai".

* Cùng với nhân dân Miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ lại chuyển nhah chống sang thời chiến.

Công tác chiến đấu và phục vụ, chiến đấu chi viện cho chiến trường được đẩy mạnh hơn trước. mặc dù là một xã Miền núi trong thời gian này máy bay địch thường xuyên qua lại vùng trời của địa bàn, trước tình hình đó, Đảng bộ đã tổ chức quán triệt Nghị quyết quân sự Trung ương - Tỉnh ủy và Huyện ủy về thế đội ngũ cán bộ dân quân tự vệ được củng cố một bước cả về tư tưởng, tổ chức và kỹ chiến thuật, từ đó dân quân các Hợp tác xã đã phát huy tác dụng nồng cốt trong sản xuất, nhất là trong công tác khai hoang, kiến thiết đồng ruộng, làm phân bón. Phong trào thi đua quyết thắng trong các đơn dân quân diễn ra sôi nổi.

* Công tác tuyển quân:

Năm 1972 xã Điền Hạ đã có 4 lần tổng động viên, lần nào cũng hoàn thành chỉ tiêu trên giao, chất lượng tốt, không có quân nhân đào bỏ ngũ. hầu hết anh em ra đi là hoàn thành nhiệm vụ, hơn 30 anh em nhập ngũ và 10 thanh niên xung phong cũng được lên đường trong năm với tinh thần "Tiền tuyến cần quân như dân cần gạo", với quyết tâm "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" góp phần bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc.

Có được những chuyển biến ấy là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, có sự đoàn kết nhất trí cao của Cấp ủy, đồng thời cũng do biết đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của Đảng bộ xã nhà, trên cơ sở đó. Tự xác định cho mình thái độ trách nhiệm trước tình hình mới, để lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ được giao, xứng đáng là hậu phương cuả tiền tuyến lớn.

* Công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng được giữ vững thường xuyên.

Để củng cố hệ thống tổ chức Đảng, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy - Huyện ủy, Đảng bộ đã triển khai quán triệt Chỉ thị 192 CT/TW và Nghị quyết 195 NQ/TW của Trung ương Đảng, Thông tri số 13 và Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy, Đảng bộ xã Điền Hạ đã xử lý kỷ luật 7 người đưa ra khỏi hàng ngũ của Đảng. Đây là đợt tổng kiểm tra đội ngũ Đảng viên của Đảng bộ. Nhờ có Chủ trương đường lối tốt, các cấp ủy Đảng từ xã đến Chi bộ Hợp tác xã đều có chuyển biến tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Tuy nhiên nhìn chung còn chưa mạnh mẽ, chưa vững chắc trình độ giác ngộ về Đảng, về nhiệm vụ chính trị của một bộ phận đảng viên còn thấp yếu, không giám làm, giám chịu trách nhiệm, một số ít đảng viên bảo thủ, không muốn đưa khoa học kỹ thuật vào gieo trồng, có số cá biệt không cho con cháu đi bộ đội. Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, qua thủ thách chiến đấu, phục vụ chiến đấu, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong xã vượt qua mọi khó khăn, làm tốt nhiệm vụ sản xuất và chi viện chiến trường Miền Nam ruột thịt, lập được nhiều thành tích đáng tự hào.

Với thắng lợi trong chíen trận "Điền Biên phủ" trên không cuối tháng 12 năm 1972 của quân và dân Thủ đô Hà Nội, đã góp phần quyết định thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại đến đỉnh cao của bọn Đế quốc Mỹ.

Ngày 27 tháng 01 năm 197 Đế quốc Mỹ đã phải ký kết hiệp định Pari về Việt Nam chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Miền Bắc, cùng với nhân dân Miền Bắc nói chung, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ nói riêng lại khẩn trương dốc sức cùng cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

6. Đảng bộ và nhân dân trong xã tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắnghoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Sau hiệp định Pari (27- 01 - 1973) với khí thế của những người chiến thắng, đồng bào Miền Bắc hăng hai bắt tay vào công cuộc lao động, sản xuất khắc phục hâuk quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, đời sống của nhân dân từng bước được ổn định.

Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ tiếp tục dãy lên phong trào sản xuất, tiết kiệm vì Miền Nam ruột thịt quyết tâm "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Sản xuất nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu. Đảng bộ đã tập trung mọi cố gắng chỉ đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước mở rộng diện tích lúa, cấy giống mới với chủ trương đề ra lúc này là: phải đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. đây là sự vận dụng sáng tạo linh hoạt phù hợp với yêu cầu đời sống củat nhân dân lao động, do đó rất được sự nhiệt tình ủng hộ của bà con, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như; chọn giống, cấy đúng kỹ thuật, làm cỏ sục bùn, kỹ thuật bón phân, gieo mạ có hướng dẫn trực tiếp của cán bộ, bà con xã viên rất phấn khởi hăng hái lao động sản xuất.

Năm 1974, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ đón nhận 50 hộ đồng bào Thái ở ba làng xã Cổ Lũng và được tổ chức thành mọt làng gọi là "Làng Mới". Sau khi thành lập Hợp tác xã đặt tên là Hợp tác xã Thành Điền. Từ đây Đảng bộ xã Điền Hạ có ba dân tộc anh em đó là dân tộc: Mường - Thái - Kinh. Trong thời điểm này nhân dân trong xã sản xuất được mùa; về cây lúa đều tăng 0,6%, cây màu cũng được màu như ; Hợp tác xã Lnàg Đèn - Làng Duồng - Hợp tác xã làng Đớn - Nan - Bứng còn gọi lag Hợp tác xã Điền Sơn.

Chăn nuôi lúc này cũng được quan tâm chú trọng là ngành sản xuất chinh. Trâu, bò là của chung Hợp tác xã, nhưng hộ gia đình làm chuồng trại cử người đi chăn chung tính theo công điểm. về chăn nuôi lơn, mỗi hộ phải nuôi từ ba con trở lên, tận dụng các ao cá hộ gia đình để phát triển. Từ đó đời sống nhân dân từng bước đi vào thế ổn định, tình trạng người dân mất bữa đã được giảm nhiều.

Công tác thủy lợi trở thành phong trào sôi nổi, Hồ Đèn là một trong những công trình điểm, được Tỉnh và Huyện đầu tư đã đi vào sử dụng, cung cấp nước tưới tiêu cho hai hợp tác xã làng Đèn và Thành Điền. Hồ Thạch Minh chủ yếu tưới tiêu cho các xã thuộc huyện Cẩm Thủy, nhưng trong xã cũng được hưởng lợi một Hợp tác xã đó là Làng Duồng, ngoài ra các Hợp tác xã còn tiến hành thi công các Hồ đập nhỏ và các mương, bai hiện có để phục vụ cho tưới tiêu và chăn thả cá.

Phong trào Hợp tác xã nông nghiệp trong thời điểm này cũng được củng cố và phát triển. Sáu hợp tác xã đó là; hợp tác xã Tiên Phong - hợp tác xã Chòm Né - hợp tác xã Chòm Duồng - hợp tác xã Chòm Đèn - hợp tác xã Thành Điền và hợp tác xã Điền Sơn đã thực hiện theo Chỉ thị 208 CT/TW, Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính Tỉnh đã chỉ đạo tỏ chức lại sản xuất, theo hướng sản xuất lớn. Tổ chức rộng rãi việc thảo luận điều lệ hợp tác xã và tổ chức Đại hội nông dân tập thể. Kiện tàon lại Ban quản trị hợp tác xã, các đội sản xuất ghi sổ, bình công chấm điểm, ăn chia phân phối cho xã viên được theo dõi chặt chẽ. Việc kiểm tra tài vụ ở một số hợp tác xã đã được nâng cao ý thức trách nhiệm, gây được lòng tin trong quần chúng nhân dân lao động. Do có những biện pháp khẩn trương, tích cực, kịp thời, phong trào hợp tác xã có những chuyển biến rõ rệt, trong năm 1975 6/6 hợp tác xã đã thực hiện đươcn ba khoán theo hình thức bậc thấp.

Cây công nghiệp, cây đặc sản như cây; gai được phát triển mạnh mẽ ở hợp tác xã Chòm Đèn đã tổ chức thành đội chuyên trồng gai. Đặc biệt là phong trào trồng luồng như; Rừng luồng ngân sách xã, rừng luồng tập thể của các hợp tác xã, không những được duy trì, mà mỗi năm phát triển tăng lên. Điều đó đã chứng tỏ vai trò của mình để đưa nghề rừng thành nghề sản xuất chính, đi đôi với việc trồng rừng đã được thực hiện tốt việc khai thác lâm sản vừa phục vụ tốt yêu cầu xây dựng, vừa góp phần ủng hộ miền xuôi phục hồi bão lũt.

Bên cạnh những tiến độ đã đạt được, sản xuất nông nghiệp và phong trào hợp tác hóa còn nhiều hạn chế và yếu kém. Sản lượng, lương thực, kể cả diện tích có tăng, nhưng tăng chậm, không cân đối so với chỉ tiêu giao, không năm nào hoàn thành, hoa màu giảm lại không đi vào chuyên canh, việc thay đổi quy mô hợp tác xã, tuy tạo được khí thế thi đua nhưng hậu quả kinh tế thấp. Đời sống của nhân dân tháng ba, nagỳ tám vẫn còn thiếu bữa, nhất là năm 1975 nhân dân vẫn phải ăn củ mài, khoai, sắn ...

Hợp tác xã mua bán của xã được duy trì và củng cố, việc vận chuyển phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng được kịp thời hơn, doanh số mua hàng nông - lâm - thủy sản đều tăng so với những năm trước. Những mặt hàng thiết yếu như; muối, dầu, chiếu, quần áo, dụng cụ gia đình bán ra đều vượt kế hoạch. Ngân sách xã đã chú ý nhiều đến việc xây dựng trường học, trạm y tế xã và cơ sở phát triển sản xuất.

Đi đôi với phục hồi và phát triển kinh tế trên mặt trận giáo dục, văn hóa, y tế cũng có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Đảng bộ đã có nhừng Nghị quyết lãnh đạo về công tác văn hóa quần chúng, nhiều hợp tác xã đã xây dựng được một số công trình phúc lợi như; hội trường, nhà kho hợp tác xã, trường học cho phổ thông và bổ túc văn hóa, thu hút đông đảo con em vào học.

Về y tế trong những năm 1970 - 1975 vẫn được giữ vững mọi hoạt động, thường xuyên phục vụ sản xuất, mạng lưỡi y tế từ xã đến các hợp tác xã hoạt động tích cực, nhờ đó đì sống sức khỏe của nhân dân được đảm bảo hơn. Bước đầu hạn chế được tệ nạn mê tín, cúng bái của đồng bào trong những năm trước đây.

Việc thực hiện "Ba đẹp" xây dựng nếp sống mới, con người mới cũng chuyển biến mạnh, hàng trăm gia đình được nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa mới", công tác văn hóa thông tin luân bám sát tình hình diễn biến cách mạng trong nước, trong tỉnh, trong huyện và xã, bằng những buổi xem phim, biểu diễn văn nghệ quần chúng.

Khôi phục phát triển kinh tế văn hóa tăng cường tiềm lực hậu phương chi viện cho tiền tuyến giành thắng lợi, quyết định là nhiệm vụ cơ bản mà Đảng bộ và nhân dân xã nhà dồn sức phấn đấu. Trong những năm cuối cùng của cuộc khánh chiến chống Mỹ cứu nước.

Cuối năm 1974 thế và lực của ta ở chiến trường Miền Nam mạnh như vũ bão, Bộ chính trị quyết định động viên sự nỗ lực của nhân dân cả nước tiến hành nổi dậy giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc.

Nhiệm vụ tuyển quân chi viện chiến trường trở thành yêu cầu khẩn thiết và cáp bách, lãnh đạo xã đẫ chỉ đạo các Chi bộ hợp tác xã, phong trào tồng quân của thanh niên xã Điền Hạ trở nên sôi nổi. Thanh niên các hợp tác xã nô nức lên đường nhập ngũ "Ra đi trong khí thế chgiến thắng". Năm 1975 xã Điền Hạ đã tuyển quân đạt và vượt kế hoạt trên giao được coi là một trong những năm đạt kế hoạch cao, đồng thời cùng với công tác tuyển quân, Đảng bộ xã tổ chức triển khai thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Phat động phong trào toàn Đảng toàn dân chăn sóc gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình quân nhân đang chiến đấu ở chiến trường...... tổ chức được hội nghị đại biểu gia đình quân nhân để biểu dương những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân trong xã đã đạt được trong cuộc kháng chiesn chống Mỹ cứu nước.

Năm 1974 - 1975 xã Điền Hạ nói riêng, huyện Bá Thước nói chung, được giao nhiệm vụ khai thác đá đỏ tại khu Lnàg Đèn - Làng Duồng để góp phần xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được Ban chỉ huy công trường xây dựng Lăng tặng Bằng khen cho cán bộ và nhân dân xã Điền Hạ.

Công tác bảo vệ trị an đã được chú trọng, công tác đấu tranh giáo dục được kịp thời, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn nông thôn được ổn định.

Hoạt động của chính quyền và các ngành đoàn thể: trong thời kỳ này cũng chuyển biến mạnh mẽ; Hệ thống chính quyền gồm: Hội đồng nhân dân - ủy ban hành chính xã đều tập trung chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế chi viện sức người, sức của vì Miền Nam ruột thịt.

Dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy - Đoàn thanh niên - Hội phụ nữ - Mặt trận tổ quốc đã nêu cao trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ, chức trách của mình. Đặc biệt là phong trào Phụ nữ, tiếp tục phát huy phong trào "Ba đảm đang" trong giai đoạn 1969 - 1975. Vai trò của Phụ nữ đã được thể hiện rất rõ trong mọi hoạt động sản xuất, công tác và quản lý nhà nước.

Cơ cấu ở xã gồm: một đồng chí làm phó chủ tịch ủy ban hành chính xã; một đồng chí làm xã Đội trưởng, hai Chủ nhiệm hợp tác xã. Điều đó đã đủ khẳng định quyền bình đẳng của chị em phụ nữ với gia đình và xã hội.

Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ xã Điền Hạ đã thực hiện nhiều chủ trương về củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng là một trong những khâu thenm chốt của Đảng bộ xã nhà.

Giữa trung tuần tháng 4 cuộc tiến công và nổi dậy đang diễn ra dồn dập ở tiền tuyến lớn Miền Nam, đảng bộ và nhân dân xã nhà lại được nghiên cứu quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Huyện Đảng bộ Bá Thước lần thứ 10. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 22 của Ban chấp hành Trung ương về khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, liên hệ thực tế với Đảng bộ xã nhà đã giành được nhiều thắng lợi nhất định, số án bộ đảng viên có sự nhất trí, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Trung ương của Tỉnh ủy và Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, tỏ ra vững vàng, ổn định trước tình hình chiến tranh và thiên tai, tinh thần, trách nhiệm, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chăm lo giúp đỡ quần chúng, khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai đã được thể hiện rất tích cực, các tệ nạn xã hội hạn chế.

Liên hệ với tổ chức ở địa phương, Đảng bộ đã nghiêm khắc đánh giá về những thiếu sót trong quản lý kinh tế, trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ đã có Hội nghị thảo luận và định ra phương hướng nhiệm vụ tiếp theo đó là: "Phục hồi đầy đủ kịp thời cho yêu cầu chiến đấu, cho cách mạng Miền Nam và nhiệm vụ quốc tế, tăng cường công tác quân sự, trị an, nêu cao cảnh giác, sắn sàng đập tan mọi âm mưu chiến tranh tâm lý gián điệp, biệt kíchgiữa vùng an ninh địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế; trước hết là sản xuất Nông - Lâm nghiệp, phấn đấu đạt ba mục tiêu 4,8 tấn thóc/ ha trên diện rộng, hai con lơn / gia đình, mỗi lao động làm 0,9 ha gieo trồng, tự túc được lương thực và đẩy mạnh chăn nuôi nghề rừng, cây công nghiệp, tổ chức tốt đời sống nhân dân, cải tiến một bước về ăn, ở, sức khỏe và học tập".

Năm 1975 đội ngũ đảng viên của Đảng bộ có 62 đồng chí, tổ chức của Đảng đã có trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã nhà:

Đánh giá những nhược điểm, khuyết điển, hạn chế của Đảng bộ xã nhà trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, đời sống. Nhìn lại ta thấy những nguyên nhân chủ quan như; Phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy còn chậm, chưa được cải tiến, sự lãnh đạo của Đảng với việc phát huy hiệu lực chỉ đạo của chính quyền và vai trò của các đoàn thể quần chúng còn lúng túng, giữa công tác xây dựng Đảng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị giữa công tác tươ tưởng với công tác tổ chức, giữa việc khuyến khích điển hình với đấu tranh tiêu cực, giữa phát triển Đảng và đưa những người kgông đủ tư cáhc ra khỏi Đảng, hạn chế việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, không thể coi nhẹ nguyên nhân sau xa của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp của cả nước ta trong thời gian này.

Ba mươi năm cùng với cả nước trên con đường đấu tranh giải phóng, xây dựng và bảo vệ quê hương, bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ xã Điền Hạ cùng nhân dân cả nước bước tới đích vinh quang.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trongbchiến công chói lọi của ngày toàn thắng, Đảng bộ vfa nhân dân xã Điền Hạ hoàn toàn tự hào vì đã góp một phần không nhỏ thực hiện nghĩa vụ cùng cả nước chiến đấu và chiến thắng. Song nhân dân cũng không quên được tội ác của bọn Đế quốc Mỹ đã gieo xuống đất Miền núi vùng sau vùng xa này hàng 6 lần tốp, 25 lần chiếc máy bay, trên chục tấn bom đạn, kẻ cả bom bi, roóc kép, tên lửa dội xuống. Tội ác của kẻ thù trời không dung, đất không tha, dân quân du kích xã nhà đã tổ chức đánh trả 15 trận ở các địa điểm "Đồi Bựng - Đồi Trầu - Núi Nạc ... "Đồng thời nhân dân cũng không quản ngại khó khăn, gian khổ, không mất mát sự hy sinh, sắn sàng vì Miền Nam ruột thịt. Trong những năm 1965 - 1975 Điền Hạ đã động viên 298 đoàn viên thanh niên, quân dự bị lên đường, 115 gia đình có quân nhân chống Mỹ cứu nước, 26 thương bệnh binh, 36 liệt sỹ và 35 hộ gia đình liệt sỹ; trong đó có một thương binh nặng (đồng chí: Phạm Đình Yều hạng 8/8), một hộ gia đình có hia con là liệt sỹ gia đình ông: Phạm Đình Hiền ở Thôn Duồng.

Sau thắng lợi vẻ vang cảu sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đát nước lại bước vào giai đoạn cách mạng mới. Nhìn nhận đánh giá lại chặng đường 10 năm vừa sản xuất vừa chiến đấu. Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ lại nỗ lực vươn lên trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam thống nhất.

z6112026899010_f71e0f316d2da7e489cb01bcca445e3e.jpg
Các đồng chí lãnh đạo qua các thời kỳ

CHƯƠNG IV:

ĐẢNG BỘ XÃ ĐIỀN HẠ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI, TIẾN TỚI THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI QUÊ HƯƠNG GIAI ĐOẠN 1975 – 2010.

1. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân khôi phục kinh tế xã hội sau khi đất nước thống nhất (1975 – 1986)

Thắng lợi (30 – 04 – 1975) một sự kiện lịch sử có sức cổ vũ lớn đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Điền Hạ. Trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu mà Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X đề ra. Trên tinh thần đó Đảng bộ đã chuyển hướng sự lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Đồng thời coi trọng các hoạt động tư tưởng, nhằm nâng cao ý chí cách mạng tiến công, ngắn ngừa những biểu hiện tư tưởng nghĩ ngơi công thần, hưởng lạc; quán triệt trong Đảng bộ và nhân dân các dân tộc yêu cầu nhiệm vụ mới và xác định những thuận lợi, khó khắn đó là:

- Về thuận lợi:

Nhờ có chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng đề ra nhiệm vụ và tổ chức thực hiện trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội và công tác xây dựng Đảng do Đại hội Đảng các cấp đề ra.

Kết quả phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã nhà đạt được trong thời gian Miền Bắc có hoà bình (1973 – 1975) đã tạo được nền tảng ban đầu của nền kinh tế mới; về sản xuất Nông – Lâm nghiệp 6 Hợp tác xã trong xã đã đi vào thâm canh cây lúa nước, do tích cực làm thuỷ lợi nội đồng và phong trào làm phân bón, nên đã đưa năng xuất lên cao, mở đầu cho phong trào thi đua đạt 5 tấn thóc/ha.

Hoà bình lập lại lực lượng cán bộ, bộ đội thanh niên xung phong hoả tuyến từ tiền tuyến trở về, họ là những chiến sỹ, những dũng sỹ diệt Mỹ hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang nơi chiến trường về hậu phương, xây dựng quê hương, họ sẽ là lực lượng xung kích trong nhiệm vụ khôi phục phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống làm cho quê hương ngày một đổi mới giầu đẹp.

- Về khó khăn:

Hậu quả chiến tranh, tuy trong địa bàn xã không bị tàn phá về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhưng rất ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, đặc biẹt là vết thương lòng của bao gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, không thể khắc phục ngày một, ngày hai, mà đòi hỏi phải cso thời gian dài lâu mới nguôi dần, cùng với sự tăng trưởng dân số, đời sống và kết quả của việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Là một xã vùng sau vùng xa của huyện Bá Thước, nền sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên, tập quán canh tác còn lạc hậu, việc nâng cao dân trí, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực, sự đầu tư rất lớn mới có thể vượt qua khó khắn này.

Về công tác tổ chức cán bộ trong giai đoạn (1974 – 1978) Đảng bộ xã Điền Hạ đã tổ chức 3 kỳ Đại hội; đó là Đại hội lần thứ (XIII – XIV – XV), bộ máy lãnh đạo trong tổ chức Đảng và chính quyền gồm những đồng chí:

* Về tổ chức Đảng:

- Đ/c: Phạm Văn Nấm - Thôn Sèo Bí thư Đảng uỷ.

- Đ/c: Phạm Quang Dung - Thôn Đèn Bí thư Đảng uỷ (1972 – 1975).

- Đ/c: Bùi Ngọc Châu - Thôn Nan Bí thư Đảng uỷ (1975 – 1976).

- Đ/c: Phạm Khánh Toàn - Thôn Sèo Bí thư Đảng uỷ (1976 – 1978).

- Đ/c: Hà Minh Quyền - Thôn Né Phó Bí thư (1974 – 1975).

- Đ/c: Phạm Bá Chiệm - Thôn Duồng TV Trực Đảng (1976 – 1977).

* Về chính quyền:

- Đ/c: Phạm Quang Dung - Bùi Ngọc Châu – Phạm Khánh Toàn làm Chủ tịch UBND xã.

- Đ/c: Bùi Duy Lự – Thôn Sèo Phó chủ tịch nội chính (1972 – 1978).

- Đ/c: Bùi Đình Kiêm Thôn Xăm – Hà Đình Tám Thôn Né Phó CT phụ trách nông lâm (1973 – 1975).

- Đ/c: Hà Văn Báo - Thôn Nan - Phạm Đức Thỉnh – Thôn Duồng Trực Uỷ ban (1973 – 1975).

Trong giai đoạn này Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh. đặc biệt là việc khắc phục thiếu đói về lương thực.

* Giai đoạn 1977 – 1980:

Tháng 11 năm 1977 Đại hội Đảng bộ lần thứ XV được tiến hành; tại Đại hội này đồng chí Lê Đình Chung Thôn Đèn đã được bầu làm Bí thư Đảng uỷ xã, đồng chí Phạm Đức Hiền Thôn Đèn làm Phó bí thư, đồng chí Hà Thanh kỹ Thôn Xăm làm Thường vụ Trực Đảng.

* Về chính quyền:

- Đ/c: Phạm Đức Hiền – Làm CT. UBND xã.

- Đ/c: Lê Phúc Khuyến – Phó CT nội chính.

- Đ/c: Hà Đình Tám – Phó CT Nông lâm.

- Đ/c: Phạm Đức Thỉnh – Làm uỷ viên trực.

Ban chấp hành Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong xã về công tác sản xuất, thực hiện ngbhĩa vụ lương thực, thực phẩm với nhà nước. Thực hiện Chỉ thị 31 – 32 của Bộ Chính trị nhằm làm chuyển biến sau sắc về tổ chức trong quản lý; nhất là về kinh tế. Ham gia tập huấn và thực hiện khoán mối (theo Chỉ thị 100). Đặc biệt là Đảng bộ phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo những vẫn đề bức xúc phát sinh; như cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 toàn xã đã có hơn 20 người tham gia nhập ngũ và tái ngũ. Hơn nữa Đảng bộ lại phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc sơ tán trụ sở làm việc của xã, từ Thôn Né vào Thôn Đèn trú tại các nhà dân nhờ. Nhà Ông Lê Phúc Tích: Đảng uỷ - nhà ông Lê Văn Kính uỷ ban nhân dân….

Trong giai đoạn mặc dù Đảng bộ phải lãnh đạo, chỉ đạo nhiều công việc lớn, khó khăn chồng chất. Nhưng Đảng bộ và nhân dân xã nhà đã vượt qua. Các phong trào thi đua lao động sản xuất vẫn được đẩy mạnh … Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, văn hóa xã hội được quan tâm, quốc phòng an ninh được củng cố và giữ vững tren địa bàn xã.

Tháng 9 năm 1981 Đại hội Đảng bộ xã Đìên Hạ (Khóa XVI) nhiệm kỳ 1981 - 1982 được long trọng tổ chức; Tại Đại hội này đồng chí Lê Đình Chung tiếp tục tái cử làm Bí thư Đảng uỷ, đồng chí Phạm Đức Hiền tái cử phó bí thư, đồng chí Hà Thanh Kỷ Thường vụ trực Đảng.

* Về chính quyền:

Đồng chí: Phạm Đức Hiền tiếp tục tái cử Chủ tịch uỷ ban nhân dân,

Đồng chí: Lê Phúc Khuyến Phó chủ tịch nội chính,

Đồng chí: Hà Đình Tám - Phó chủ tịch Nông lâm,

Đồng chí: Phạm Đức Thỉnh Trực uỷ ban nhân dân,

Đại hội đánh giá sau sắc về các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội (Khóa XV) đề ra, đặc biệt là vẫn đề chỉ đạo thực hiện khoán 100. có thể nói Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng đã mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp và là tiền đề quan trọng cho khoán 10 sau này.

Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành đảng bộ huyện Bá Thước. Đảng bộ xã Điền Hạ đã từng bước tổ chức thực hiện Chỉ thị 100 có hiệu quả. Chỉ thị 100 ra đời và được áp dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng được nguỵen vọng của người nông dân, nên nhân dân các dân tộc trong xã nhiệt tình hưởng ứng.

Đảng bộ quán triệt Chỉ thị 03-CT/TW của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nông cao đạo cđức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ, Đảng bộ chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất nông lâm nghiệp và xuất khẩu.

* Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII nhiệm kỳ 1982 - 1984:

Đại hội được khai mạc trọng thể tại Hội trường của xã (Tại thôn Né). Có 10 chi bộ về tham gia: tróng đó có 8 chi bộ thôn bản và 1 chi bộ cơ quan, có hơn 100 đảng viên tham gia. Đại hội đã bầu ra 9 uỷ viên ban chấp hành. Đông chí Lê Đình Chung tiếp tục tái cử làm Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Phạm Đức Hiền tái cử phó Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Phạm Văn Tình Thôn Duồng làm tghường vụ Trực Đảng.

* Về Chính quyền:

Đồng chí: Phạm Đức Hiền tiếp tục tái cử Chủ tịch uỷ ban nhân dân,

Đồng chí: Lê Phúc Khuyến Phó chủ tịch nội chính,

Đồng chí: Phạm Đức Thỉnh - Phó chủ tịch Nông lâm,

Đồng chí: Lê Hồng Hoa - Trực uỷ ban nhân dân,

Đại hội kiểm điểm đánh giá lại việc thực hiện các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đề ra, nhất là về các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm đã hoàn thành tốt nghĩa bụ với nhà nước. Được Huyện khen là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được công nhân là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Trải quả một nhiệm kỳ ban chấp hành Đảng bộ (Khóa XVII) đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp cho sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. Đồng thời phải phát triển các ngành nghề khác, lãnh đạo tốt công tác bầu cử hội đồng nhân dân 3 cấp. Ban thường vụ chuẩn bị nội dung, chương trình cho Đại hội Đảng bộ (Khóa XVIII) nhiệm kỳ 1985 - 1987 với nội dung cụ thể như sau:

- Xây dựng đề án liên hơpk các hợp tác xã với quy mô toàn xã.

- Chuẩn bị tốt công tác nhân sự nội dung, chương trình, cơ sở vật chất cho Đại hội Đảng bộ.

- Vận động nhân dân giấy lên phong trào thi đua sản xuất chào mừng Đại hội. Đảng bộ hòan thành tốt các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm với Nhà nước.

- Tháng 6 năm 1985 tại hội trường xã Điền Hạ, Đại hội Đảng bộ xã khóa XVIII - Nhiệm kỳ (1958 - 1987) đã được khai mạc long trọng, có hơn một trăm đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu ra chín đồng chí ủy viên ban chấp hành. Đồng chí Lê Đình Chung - Thôn Đèn tiếp tục tái cử chức danh Bí thư Đảng bộ; đồng chí Phạm Thái A - Thôn Duồng làm Thường vụ trực Đảng ủy.

* Về chính quyền:

- Đồng chí Phạm Đức Hiền - Chủ tịch ủy ban nhân dân xã,

- Đồng chí Lê Đức Hiền - Phó chủ tịch Nội chính,

- Đồng chí Lê Hồng Hoa - Ủy viên trực ủy ban.

Đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TU của Tỉnh ủy về sản xuất nông nghiệp và phát triển nghề rừng. Thực hiện công tác thuế nông nghiệp, tổ chức thực hiện khóa 100 theo Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng, khóan sản phẩm đến các hộ và xã viên Hợp tác xã “Làm theo năng lực – hưởng theo sản phẩm”. Quán triệt Chỉ thị 35/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về hướng dẫn phát triển kinh tế gia đình. Nghị định 184-NĐ/CP của Chính phủ về giao đất rừng, thực hiện nông - lâm kết hợp. Chỉ thị 19/CT/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa về xây dựng phong trào ba tốt; đó là xây dựng chiến lược tiết kiệm.

Ngày 14 tháng 9 năm 1985 thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V về giá, lương, tiền và thông báo đổi tiền.

Tháng 2 năm 1986 Đảng bộ xã Điền Hạ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo liên hợp Hợp tác xã nông lâm toàn xã, với khẩu hiệu “Triển khai cùng một lúc - kết thức cùng một ngày”. Bảy Hợp tác xã nông nghiệp trong xã đều tiến hành khóa sổ, tổng kiểm kêkinh tế tài chính, tài sản.

Đảng bộ Thành lập ban chỉ đạo dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của Huyện; do đồng chí cao minh Ngoan trực tiếp cùng Đảng bộ xã xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện. Đảng bộ dự kiến ban chủ nhiệm lâm thời gồm:

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Thôn Bứng làm chủ nhiệm,

- Đồng chí: - Phó chủ nhiệm,

- Đồng chí: Lê Tiến Tình - Thôn Bứng làm Kế toán trưởng,

- Đồng chí: Hà Vinh Quang - Phó Công an xã làm phó ban

- Đồng chí: Trương Đình Dung - Chi bộ Hưu trí Thôn Sèo làm trưởng ban kiểm soát.

Ngoài ra Đảng bộ còn tổ chức thành lập các ban như; Ban tài chính kế toán - Ban định mức - Ban kiểm soát - Ban kế hoạch - Ban thủ quỹ, thủ kho.

Ngày 26 tháng 03 năm1986 Đại hội lần thứ nhất Hợp tác xã nông lâm xã Điền Hạ chính thức được khai mực, với sự tham dự gồm 20 đồng chí đại biểu các Hợp tác xã; Đại biểu chỉ định 21 đồng chí và đại biểu dự th…. là 8 đồng chí, có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy - ủy ban nhân dân - các phòng, ban của Huyện. Trong hai ngày làm việc (26 - 27 tháng 03 năm 1986) Đại hội đã tập trung thảo luận và quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho năm 1986 và các năm tiếp theo, đồng thời Đại hội cung đã sáng suốt lựa chọn bầu những người có đủ tiêu chuẩn vào Ban chủ nhiệm, Ban kiểm soát:

* Ban cghủ nhiệm gồm 5 đồng chí:

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Chủ nhiệm

- Đồng chí: Phạm Văn Lảo - Phó chủ nhiệm,

- Đồng chí: Lê Hồng Hoa - Phó chủ nhiệm,

- Đồng chí: Hà Minh Do - Phó Chủ nhiệm,

- Đồng chí: Phạm Phúc Hạnh - Phó chủ nhiệm.

* Ban kiểm soát gồm 5:

- Ông: Trương Đình Dung - Trưởng ban,

- Ông: Hà Vinh Quang - Pho ban,

- Ông: Phạm Văn Vượng - Ban viên,

- Ông: Lương Văn Nên - Ban viên,

- Ông: Phạm Ngọc Liễn - Ban viên.

* Bantài vụ gồm 2:

- Ông: Lê Xuân Tình - Kế tóan trưởng,

- Ông: Trương Quốc Ảnh -

Các thôn bản được tổ chức thành đội sản xuất.

* Về công tác xây dựng Đảng:

Tháng 2 năm 1986, một sự kiện có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng to lớn đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam; đó là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã được tổ chức. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế quốc dân, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Dại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bàn về đổi mới nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết nhấn mạnh; vấn đề lớn nhất hiện nay là xắp xếp, bố trí lại cơ cấu và bước đi của nền kinh tế cho phù hợp với phương hướng, mục tiêu của những năm trước mắt, phù hợp với khả năng thực tiến của nước ta hiện nay và những năm tới; “chúng ta lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hành xuất khẩu”, theo hướng đó nhất thiết phải xắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có, điều chỉnh lại cơcấu đầu tư, bố trí hợp lý quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, trong đó ngành kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nhằm khai thác mọi khả năng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất Nông - lâm tiểu thủ công nghiệp và mở mang dịch vụ.

Bên cạnh quán triệt các Nghị quyết của các cấp về phát triển kinh tế, Đảng bộ còn tổ chức triển khai, quán triệt Nghị quyết 26 -NQ/TW của Bộ chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh niên”, Chỉ thị 79-80-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác “Tự phê bình và phê bình trong Đảng”.

Thực hiện đợt sinh hoạt chính trị về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chỉ nghĩa cá nhân, xây dựng chủ nghĩa tập thể theo Chỉ thị 17-CT/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Thông qua đó sinh hoạt chính trị; cán bộ chủ chốt đã tự nhận thức được năng lực lãnh đạo, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác. Đồng thời qua đây cán bộ, đảng viên được giác ngộ về tư duy đổi mới của Đảng, từ đó phê phán những nhận thức lệch lạc, bảo thủ, trì truệ trong cán bộ, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên.

Ngày 21-22 tháng 01 năm 1987 Hội nghị Đại biểu Hợp tác xã liên hiệp toàn xã được tiến hành với nội dung; kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất, đề ra báo cáo quyết toán ăn chia năm 1986 và báo cáo kiểm kê năm 1986. Tại hội nghị này đã bầu bổ sung ông Lương Trung Tính Thôn Thành Điền làm chủ nhiệm, thay ông Lê Quang Cảnh, Bỗu ông Lê Văn Cảnh Thôn Đèn làm kế toán trưởng, thay ông Lê Xuân Tình và một số cán bộ khác trong Hợp tác xã …

2. Đảng bộ xã tập trung chỉ đạo thực hiện ba chương trình kinh tế lớn của Đảng (1986 - 1990)

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhà lần thứ XV, cũng như Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, Đảng bộ xã Điền Hạ đã tích cực vận dụng đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 - 1990) một cách chủ động và sáng tạo; trước hết là thực hiện ba chương trình: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hành xuất khẩu như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quóc lần thưa VI đề ra.

- Chương trình lương thực - thực phẩm:

Giai đoạn 1986 - 1990 là nhưng năm thực hiện kế hoạch 5 năm của nhà nước đề ra. Để phát triển mạnh nông nghiệp, vận dụng Chgỉ thị của Tỉnh ủy đầu năm 1988, toàn huyện Bá Thước đã điều chỉnh lại các Hợp tác xã nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất. Từ đây Hợp tác xã liên hiệp toàn xã Điền Hạ cũng đã được giải thể, để tổ chức lại quy mô Hợp tác xã theo mô hình khu dân cư (thôn bản). Các phương thức khoán được áp dụng triệt để đến từng hộ xã viên theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tiếp đó Đảng bộ xã Điền Hạ đã tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện Nghị quyết 10-NQTW của Bộ chính trị về việc giao đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân một cách khẩn trương và nghiêm túc. Nhiều diện tích đất lâu nay bị bỏ hoang hóa được tổ chức động viên xã viên khai hoang phục hóa để tăng gia sản xuất. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên xã đã từng bước giao đất, giao rừng cho các hộ xã viên sản xuất, bảo quản nộp giá trị sản phẩm cho Hợp tác xã và nhà nước theo quy định.

* Về mặt tổ chức Đảng:

Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX - Nhiệm kỳ (1987 - 1989) đã được tiến hành ngày .....tháng ....năm 1987, có tổng số 117 đồng chí đảng viên trên 10 chi bộ tham dự; trong đó có 9 chi bộ thôn bản và 1 cơ quan nhà trường kết hợp trạm y tế xã. Tại Đại hội này đồng chí Phạm Thái A được bầu làm Bí thư Đảng bộ, thay cho đồng chí Lê Đình Chung; Đồng chí Phạm Đức Hiền được bầu tái cử Phó bí thư; đồng chí Hà Vinh Quang làm Thường vụ trực Đảng.

* Về chính quyền:

- Đồng chí: Phạm Đức Hiện - Chủ tịch ủy ban nhân dân.

- Đồng chí: Lê Đức Hiền - Phó chủ tịch - Trưởng Công an xã,

- Đồng chí: Lương Trung Tính - Phó chủ tịch Nông lâm.

Lúc nay Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương VI của Đảng về đổi mới toàn diện; trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Bước đầu đã có sự chuyển biến rõ rệt và đạt được một số thành tích đó là:

- Năm 1986 sản lượng lương thực đạt 668 tấn,

- Lợn hơi đạt 4 tấn

- Đàn trâu tập thể 455 con, hộ xãviên có 299 con,

- Đàn bò tập thể 28 con, hộ xã viên 72 con.

* Về dân số của toàn xã lúc này có 2613 người và 873 lao động; trong đó có ba dân tộc anh em (Mường - Thái - Kinh):

- Dân tộc Mường có: 363 hộ và 2265 nhân khẩu,

- Dân tộc Thái có: 18 hộ và 104 nhân khẩu,

- Dân tộc Kinh có: 36 hộ và 244 nhân khẩu.

Tháng 7 năm 1987 Hội nghị Đảng bộ quán triệt Nghị quyết 02-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI về thực hiện giải pháp giá tiền lương.

Ngày 5 tháng 4 năm 1988 Bộ chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Ngay sau đó Đảng bộ xãnhà tổ chức triển khai, quán triệt đến cán bộ,đảng viên và bà con xã viên; Nghị quyết Trung ương 4 khóa VI về phát triển kinh tế hàng tiêu dùng; Nghị quyết Trung ương 5 về công tác xây dựng Đảng, lấy ý kiến tham gia về các đoàn thể quần chúng cho Đảng viên; Chỉ thị 16-CT/TW của Bộ chính trị về Cuộc vận động “Làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các mỗi quan hệ xã hội, kiểm điểm Ban chấp hành Đảng bộ và từng đồng chí ủy viên ban chấp hành”.

Quyết triệt Nghị quyết Trung ương 7 khóa VI về công tác “tư tưởng quốc tế”; Nghị quyết 21-NQ/TU của Ban chấp hành Tỉnh ủy về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông lâm nghiệp ở Trung du miền núi. Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong xã phát triển kinh tế đạt được nhiều kết quả khả quan:

- Năm 1989 tổng sản lượng lương thực đạt 702 tấn; đàn trâu, bò tập thể, hộ xã viên đạt 860 con; đàn lơn đạt 900 con.

- Từ năm 1986 - 1989 thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp, sang hoạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, một số cán bộ do trình độ, năng lực không đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới trong thực hiện quản lý kinh tế của Hợp tác xã nông lâm liên hợp toàn xã, hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã mua bán xã, quản lý vốn, tài sản không chặt chẽ, nên dấn đến một số cán bộ đã vi phạm. Đảng bộ xã đã tiến hanhg xử lý, cách chức và lưu Đảng - khai trừ ra khỏi Đảng. Đồng thời thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về phân loại chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng.

- Về cá nhân: Đảng bộ chấp nhận đơn xin ra khỏi Đảng 2 đảng viên; khiển trách 5 đảng viên; cảnh cáo 3 đảng viên; cách chức 3 đảng viên; khai trừ 1 đảng viên.

- Về tập thể: Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh 7 chi bộ; Chi bộ khá là 3 chi bộ. Đảng bộ đạt Đảng bộ khá.

Tháng 11 năm 1989 thực hiện kế hoạch của cấp trên, Đảng bộ tổ chức tiến hành bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp (Tỉnh - Huyện - Xã). Lúc nay xã đã tổ chức bầu chọn được 21 đại biêu Hội đồng nhân dân xã; trong đó đại biểu Nữ là 5 Đại biểu.

Tháng 12 năm 1989, tại kỳ họp lần thứ nhất Hội đồng nhân dân xã Điền Hạ khóa XVI - Nhiệm kỳ (1989 - 1994) đã bầu đồng chí Phạm Ngọc Liễn làm trưởng ban thư ký hội đồng nhân dân.

* Ủy ban nhân dân xã:

- Đồng chí: Phạm Thái A - Chủ tịch ủy ban nhân dân,

Đồng thời lúc này Đảng bộ xã Điền Hạ tiến hành Đại hội khóa XX - Nhiệm kỳ 1989 - 1994. đại hội đã bầu đồng chí Phạm Đức Hiền làm Bí thư Đảng bộ; Đồng chí Phạm Thái A - Phó Bí thư Đảng bộ.

Đảng bộ tiến hành triển khai quán triệt tổ chức thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VI về tiến hành phân loại đảng viên trong toàn Đảng bộ.

- Về chương trình hàng tiêu dùng. Bước vào thời kỳ đổi mới giai đoạn những năm 1986 - 1990 trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Về sản xuất của Huyện nói chung và của xã nói riêng vẫn là chế biến nông - lâm sản chủ yếu sử dụng nguyên liệu của địa phương, việc mở rộng phát triển tiểu thủ công nghiệp,phần lớn đi vào sản xuất như; Gạch, đồ mộc dân dụng, đan lát, công cụ cầm tay. Do sản xuất ngày một nhiều công với lưu thông tốt nên hàng tiêu dùng trên thị trường tương đối dồi dào, dễ mua, dễ bán hơn trước. Song tốc độ phát triển hàng tiêu dùng trên địa bàn xãcòn chậm và chưa chú ý đúng mức

- Về chương trình hành xuất khẩu:

Đảng bộ xã Điền Hạ cũng như các Đảng bộ khác trong huyện Bá Thước. Do trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở còn yếu, chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý, còn lúng túng chưa xác định được mặt hàng mũi nhọn, nên hàng xuất khẩu trong giai đoạn này vẫn chưa phát triển được.

- Về công tác xây dựng Đảng:

Đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, công tác tư tưởng chính trị được Đảng bộ hết sức quan tâm. Đảng bộ đã xác định xây dựng phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm - Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và coi đó là nhiệm vụ tất yếu đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương đường lối đổi mới của Đảng đã được Đảng bộ tổ chức học tập, quán triệt một cách nghiêm túc, toàn diện cả về tư tưởng, tổ chức, cả về phong cách, phương pháp lề lối làm việc cho cấp ủy và cán bộ, đảng viên. Ban chấp hành Đảng bộ xã chủ trương nhanh chóng loại bỏ tư tưởng bao cấp trong chờ ỉ lại, bảo thủ trì truệ trong đổi mới, tăng cường bồi dưỡng, giáo dục cán bộ đảng viên, đổi mới tư duy, nhất là tư duy về kinh tế mới trong việc hình thành phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc nâng cao năng lực tư duy đổi mới, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong cán bộ, đảng viên được gắn liền với công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Trong giai đọng (1986 - 1990), dưới ánh sáng các Nghị quyết Trung ương Đảng và sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy - Huyện ủy. Đảng bộ xãĐiền Hạ đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào thực tiến của địa phương một cách kịp thời, có hiệu quả, với sự nhạy bén về nhận thức, sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, qua thực tiến phong trào, các tiềm năng đất đai, rừng núi và sức lao động dồi dào của nhân dân các dân tộc trong xã được khơi dậy. Thành tích đổi mới bước đầu đáng ghi nhận là đã hạn chế được sự khủng hoảng về lương thực triền miên, do đó mà đời sống nhân dân cơ bản được cải thiện. Qua 5 năm đổi mơi tỷ lệ các hộ gia đình có mức sống ổn định và khá, trở lên ngày một tăng nhiều, thôn bản đã xuất hiện nhà cửa kiên cố vững chắc, nhiều hộ mua được xe máy làm phương tiện đi lại, hộ mua được trang thiết bị nghe, nhìn ngày càng tăng, thành tích đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân cơ bản trên đã để lại bài học quí giá cho Đảng bộ. Đây là những tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới trong những năm tiếp theo.

3. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã và tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới quê hương xã Điền Hạ (1990 - 1995).

Tháng 3 năm 1991 ban chấp hành Đảng bộ xã dựng kế hoạch và phương án thanh lý một số tài sản của ủy ban nhân dân xã như; Cửa hàng mua bán xã, hợp tãcãnông lâm …

Tháng 4 năm 1991 Đảng bộ xã Điền Hạ chỉ đạo các đoàn thể quần chúng tiến hành Đại hội như; Hội phụ nữ - Đoàn thanh niên - Hội nông dân - Mặt trận Tổ quốc.

Tháng 9 năm 1991. Ban chấp hành Đảng bộ chỉ đạo về cơ chế khoán mới, khóan hộ, kiểm tra kinh tế, kiểm tra tài sản cố định, các Hợp tác xã nông nghiệp.

Tháng 10 năm 1991. Lãnh đạo, chỉ đạo củng cố tiến hành Đại hội các chi bộ trong toàn Đảng bộ.

Tháng 6 năm 1993 tổ chức giao đất lâu dài cho nhân dân ổn định sản xuất theo Chỉ thị 07-CT/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng thời tổ chức bầu trưởng thôn, trưởng bản.

Tháng 12 năm 1993 Đảng bộ chỉ đạo Đại hội Cựu chiến binh xã Điền Hạ lần thứ nhất.

Thực hiện Quyết định 364 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ban chỉ đạo cắm móc địa giới hành chính của xã, kết hợp với Phòng tài nguyên và môi trường, Phòng nông nghiệp huyện Bá Thước khảo sát việc cắm mốc địa giới hành chính.

Tháng 6 năm 1994 Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI nhiệm kỳ (1994 - 1999), được long trọng khai mạc, về dự Đại hội có hơn 100 đảng viên, về những thành tựu đạt đạt được sau những năm đổi mới. Đại hội diễn ra với khí thể phấn khởi, tin tưởng, tự hòa vững chắc đi lên trên con đường đổi mới, do Đảng bộ khởi xướng và lãnh đạo. Đại hội đã kiểmđiểm sau sắc về các mục tiêu kinh tế - văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh mà nhiệm kỳ qua đã đề ra, thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần nghị sự của Đại hội. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 9 đồng chí; Ban chấp hành đã bầu đồng chí hà Vinh Quang làm Bí thư Đảng bộ; đồng chí Phạm Thái A làm Phó bí thư; đồng chí Lê Văn Cảnh làm Thường vụ trực Đảng. Đại hội đã biểu quyết một số mục tiêu nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, xác định cơ cấu nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Về văn hóa xã hội:

Khai trương xây dựng các làng văn hóa. Xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường, trạm y tế xã. Chú trọng đầu tư giao thông, thủy lợi.

- Về tài chính tín dụng:

Xây dựng nguần thu ngân sách xã.

- Về xây dựng tổ chức Đảng:

Đảng bộ có tổng số 10 chi bộ; trong đó khối nông thôn là 9 chi bộ và một chi bộ khối nhà trường. Đảng bộ quán triệt Nghị quyết Đại hội VI - Đại hội VII - đại hội VIII của Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới ở địa phương cơ sở.

- Về chính quyền:

Ngày 19 tháng 11 năm 1994 thực hiện kế hoạch của cấp trên, Đảng bộ chỉ đạo việc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (nhiệm kỳ 1994 - 1999). Bầu Hội đồng nhân dân xã khóa XVII tổng số 21 Đại biểu.

Tháng 12 năm 1994 tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân xã đã bầu ra các chức danh Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân.

- Đồng chí: Hà Vinh Quang - Chủ tịch Hội đồng nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Ngọc Liễn - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Thái A - Chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Văn Lảo - Phó chủ tịch - Trưởng Công an xã,

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Phó chủ tịch phụ trách nông lâm,

- Đồng chí: Trương Công Sinh - Cán bộ văn phòng ủy ban,

- Đồng chí: Hà Phúc Chủ - Ủy viên văn hóa xã.

Công cuộc đổi mới của Đảng đã được nhân dân các dân tộc trong xã hưởng ứng ngày một sau rộng trong đời sống xã hội, mà trước tiên là đời sống kinh tế, khơi dậy khả năng sản xuất mới trong mọi tầng lớp nhân dân.

Thành tích đạt được sau 5 năm đổi mới có ý nghĩa thiết thực, được thể hiện trên mọi phương diện hoạt động của đời sống xã hội, ổn định lương thực, kinh tế phát triển - An ninh chính trị được giữ vững, chính quyền đoàn thể các ngành các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, nội bộ Đảng đoàn kết nhất trí, phát huy được tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, các biểu hiện tiêu cực được đẩy lùi, củng cố niềm tin vững chắc trong quần chúng nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Những thành tựu trong 10 năm qua mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Điền Hạ giành được, đã tạo đà, tạo thế cho sự nghiệp đổi mới của xã nhà, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện Bá Thước tiếp tục bước tiếp những chặng đường đi lên con đường theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp.

4. Đảng bộ xã lãnh đạo xây dựng quê hương trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn (1996 - 2005).

Giai đoạn (1991 - 1995) Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đã vượt qua nhưng giao động sử thách to lớn, thậm chí hoang mang, trước sự sụp đổ tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô.

Với bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đảng bộ đã phát huy được những thuận lợi rất cơ bản đó là; Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đồng tâm nhất trí cùng chung sức, chung lòng, nỗ lực khai thác nguần lực và thế mạnh sắn có của địa phương, đã giành được những kết quả bước đầu trên một số lĩnh vực kinh tến- xã hội - Quốc phòng - An ninh và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Từ những thành tích đó là cơ sở để Đảng bộ lãnh đạo,chỉ đạo mặt trận kinh tế - xã hội bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện Đại hóa, đây là bối cảnh hết sức thuận lợi.

Ngày 14 tháng 4 năm 1999 tất cả các Cử tri trong xã đi bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp - Nhiệm kỳ (1999 - 2004).

Đại biểu Hội đồng nhân dân xã khóa XVIII đã bầu ra 23 Đại biểu. Ngày 20 tháng 5 năm 1999 tại kỳ họp thứ nhất khóa XVIII, kỳ họp đã bầucác chức danh; Thường trực Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã;

- Đồng chí: Hà Vinh Quang - Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã,

- Đồng chí: Phạm Ngọc Liễn - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân.

* Các thành viên ủy ban nhân dân:

- Đồng chí: Lê Văn Cảnh - Chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Phó chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Văn Lảo - Phó chủ tịch phụ trách nội chính,

- Đồng chí: Trương Công Sinh - Cán bộ văn phòng HĐND - UBND,

- Đồng chí: Hà Phúc Chủ - Ủy văn hóa xã.

* Về tổ chức Đảng:

Tháng 7 năm 1999 Đại hội Đảng bộ xã Điền Hạ lần thứ XXII - Nhiệm kỳ (1999 - 2004) được tiến hành, có 130 đảng viên đã được triệu tập về dự Đại hội.

Đại hội thông qua báo cáo chính trị và đánh giá những thành tựu về phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, về an ninh - quốc phòng, về tình hình công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đồng thời đề ra những phương pháp, mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp, nhất là giải pháp thực hiện cho những năm tiếp theo.

Sau hai ngày làm việc khẩn trương trung thực, khách Đại hội đã lựa chọn những đồng chí có đủ đức, đủ tài, Bầu vào Ban chấp hành khóa mới, gồm 11 đồng chí, đại diện cho trí tuệ của Đảng và nhân dân trong xã, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xã nhà phát tiển những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra cho những năm tới. Tại hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành khóa XXII đã Bầu các đồng chí:

- Đồng chí: Hà Vinh Quang - Bí thư Đảng bộ,

- Đồng chí: Lê Văn Cảnh - Phó Bí thư - Chủ tịch UBND,

- Đồng chí: Phạm Thái A - Thường vụ trực Đảng.

Đại hội đã thống nhất Quyết nghị về những mục tiêu phương hướng nhiệm vụ chủ yếu của nhiệm kỳ mới 200 - 2005. Đại hội xây dựng mục tiêu nhiệm vụ: Về tổng sản lượng lương thực, phấn đấu đạt 1.400 tấn, binh quân lương thực đầu người 360 kg/ người/ năm; giá trị thu nhập bình quân 2,5 đến 3 tiệu đồng / người/ năm.

- Tổng đàn trâu: 1.400 con.

- Tổng đàn bò: 170 con.

- Đàn lơn: 2.400 con.

- Đàn gia cầm: 23.000 con.

- Cá thịt: 80 tấn.

- Lâm nghiệp: trồng rừng 100 ha

- Xây dựng kiên cố hóa phòng lớp học theo chương trình 135.

- Tranh thủ tiếp nhận các dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng như; đường điện, đường, trường, trạm.

- Hạ tỷ lệ dân số xuống 0,8%,

- Thu ngân sách: 1,1 tỷ đồng,

- Về công tác xây dựng Đảng:

+ Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương VI lần 2.

+ Quán tiệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ IX.

Ngày 24 tháng 4 năm 2004, Cử tri toàn xã nô nức đị bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp (Tỉnh - Huyện - Xã), Nhiệm kỳ 2004 - 2009.

Đại biểu Hội đồng nhân dân xãKhóa XIX được bầu là 23 đồng chí.

Tháng 7 năm2004 tại kỳ họp thứ nhất khóa XIX, đã bầu ra các chức danh của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân:

- Đồng chí : Hà Vinh Quang - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã,

* Các thành viên ủy ban nhân dân:

- Đồng chí: Lê Văn Cảnh - Chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Phó chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Văn Lảo - Trưởng Công an xã,

- Đồng chí: Trương Công Sinh - Cán bộ văn phòng HĐND - UBND,

- Đồng chí: Hà Phúc Chủ - Ủy văn hóa xã.

Ban chấp hành Đảng bộ đã hết sức chú trọng và tăng cường các chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện đó là:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng Hội đồng nhân dân, tăng cường việc kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, đối với các hoạt động của ủy ban nhân dân. Chú trọng lăng nghe tâm tư, nguyên vọng chính đáng và tập hợp ý kiến của Cử tri, chuẩn bị tốt các điều kiện ch kỳ họp cuối năm.

- Ủy ban nhân dân xã rà soát các mục tiêu kinh tế, có kế hoạch để chỉ đạo tốt, thực hiện có hiệu quả, phân tích rõ trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt là trách nhiệm trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, thực hiện các dự án đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Công tác Dân vận mặt trận Tổ quốc - Các đoàn thể nhân dân, thường xuyên làm tốt công tác tập hợp, đoàn kết quy tụ và vận động quần chúng tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là các phong trào lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phong trào xây dựng đời sống văn hóa,xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp, khắc phục bệnh hành chính trong công tác, vận động quần chúng đẩy mạnh xây dựng các mô hình dân vận khéo, tập trung vận động quần chúng nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

* Về Công tác xây dựng Đảng:

- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương VI lần 2 khóa VIII và Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt các Nghị quyết Trung ương Đảng khóa IX, các Nghị quyết của Tỉnh ủy - Huyện ủy. Làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tiến hành khảo sát quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật trong Đảng, tiến hành sơ kết, tổ kết việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng từ Trung ương đến cơ sở.

- Dưới ánh sáng các Nghị quyết của Đảng soi dọi, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và trực tiếp là Huyện ủy. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng tinh thần yêu quê hương Đất nước, xây dựng quê hương Điên Hạ ngày càng giầu đẹp.

Trong những năm tiến hành thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xãlần thứ XXII, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân trong xã giành được nhiều thành tích bước đầu khá cơ bản. Những thành tích đó đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, củng cố niềm tin vững chắc vào công cuộc đổi mới của Đảng. Nó tạo tiền đề về vốn,về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về trình độ quản lý kinh doanh, về khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,về giữ gìn nền văn hóa bản sắc dân tộc và xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Về vai trò của Đảng bộ; vai trò quản lý điều hành của ủy ban nhân dân, về tổ chức đại đoàn kết các dân tộc. Vận động quần chúng phát động phong trào thi đua trong quần chúng, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội. Đó là những tiền đề rất quan trọng để Đảng bộ và nhân dân xã nhà không ngừng vươn lên hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế xã hội - Quốc phòng - An ninh nhiệm kỳ 2000 - 2005.

5 - Đảng bộ xã Điền Hạ lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong thời kỳ (2005 - 2010).

Ngày 23 tháng 8 năm 2005. Đảng bộ xã Điền Hạ tiến hành Đại hội khóa XXIII -Nhiệm kỳ 2005 - 2010 được chính thức khai mạc tại Hội trường Trụ sở làm việc của xã Điền Hạ, với tổng số Đại đảng viên được triệu tập có hơn 150 Đại biểu.

Đại hội làm việc với không khí khẩn trương, nghiêm túc, trung thực, khách quan theo đúng quy trình Đại hội. Đại hội long trọng khai mạc, thông qua báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ khóa XXII và báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành trình trước Đại hội.

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, Đại hội đã hoàn thành các chương trình đặt ra. đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ khóa XXIII gồm 11 đồng chí. Đồng thời Đậi hội bỏ phiếu tín nhiệm 3 đồng chí; Ban thường vụ: chức danh Bí thư Đảng ủy, Phó bí thư Đảng ủy, Thường vụ trực Đảng.

Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Đảng bộ Khóa XXIII cũng đã bầu ra:

- Đồng chí: Phạm Ngọc liễn - Bí thư Đảng ủy,

- Đồng chí: Lê vae Cảnh - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND

- Đồng chí: Hà Công Tính - Thường vụ trực Đảng.

Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII đã thực hiện một bước ngoặc đổi mới về; xây dựng quy chế, chương trình công tác, lề lối làm việc, những nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đề ra là:

- Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong toàn Đảng bộ.

- Triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến cán bộ, Đảng viên, các tổ chức quần chúng như; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong xã.

- Xây dựng các chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trậo tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

- Tiếp tục xây dựng Nghị quyết về thu nợ tồn động, xây dựng, quản lý nguần thu ngân sách xã. Phát triển kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp toàn khóa trên địa bàn xã.

- Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thành công Đại hội các đoàn thể như; Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc xã - Thành lập Chi bộ cơ quan xã.

- Xây dựng chương trình công tác hội hpọ, giao ban khối dân vận, giữa các chi bọ, các đoàn thể, đổi mới phương pháp sinh hoạt.

- Tập trung phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, tăng cường sản xuất vụ đông.

- Phấn đấu sản lượng lương thực đạt 1826 tấn.

- Giá trị thu nhập bình quân đạt 2,9 triệu đồng / người/ năm.

- Phấn đấu thu ngân sách tại địa bàn hàng năm đạt từ 8 trăm đến 1,5tỷ đồng.

- Về công tác xây dựng cơ bản:

+ Trong nhiệm kỳ; xây dựng nhà văn phòng trường tiểu học khu chính và các khu lẻ, tu sửa và đóng mới bàn, ghế cho giáo viên và học sinh, xây dựng rào các khu trường, nhà bếp và tường rào trụ sở làm việc, nhà văn phòng trường mầm non ... Tranh thủ tiếp cận và tiếp nhận các chương trình dự án như; Chương trìng 135, dự án WB .... Chương trình 159 để xây dựng cơ sở hạ tầng như; Điện, đường, trường, trạm ... Các công trình thủy lợi ... Chương trình 08 và 134 về xóa nhà tranh tre xiêu vẹo dột nát và chương trình nước sạch ... Thành lập hai Hợp tác xã.

z6112026731545_6d8e6c954b9816b2ba05d80f00bf56d3.jpg
Các đồng chí lãnh đạo huyện tặng hoa cho Đảng bộ xã trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng bộ.

- Về tổ chức Đảng:

Đến tháng 7 năm 2007 Đảng bộ mới có 12 Chi bộ. Vào tháng 8 năm 2007 Đảng bộ thành lập thêm một chi bộ Trường Mầm non và đến thánh 8 năm 2009 Đảng bộ thành lập được thêm một Chi bộ Cơ quan xã. Đến nay Đảng bộ có 14 chi bộ; trong đó: có 9 chi bộ thôn bản, 3 chi bộ nhà trường (Trường THCS - Tiểu học - mầm Non), 1 chi bộ trạm y tế và một chi bộ cơ quan xã. Tính đến ngày 31/05/2010 Đảng bộ có 186 đảng viên.

Các chi bộ phấn đấu cuối năm đạt loại khá trở lên, không có chi bộ yếu kém.

Trên cơ sở đổi mới của Đảng, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh uỷ và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, cũng như từ thực tiến của địa phương. Ban chấp hành Đảng bộ xãnhà đã luân luân trăn trở tìm hướng đi trên con đường đổi mới quê hương, quan Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ các khóa và các Nghị quyết hàng năm của Đảng ủy xã, đã thể hiện rõ sự tìm tòi, sáng tạo của Đảng bộ trong việc vận dụng, hoạch định chủ trương và quyết tâm vươn lên soát khỏi đói nghèo của Đảng bộ và nhân dân trong xã.

Sau 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ mặt cuâx đã thay đổi nhiều, đời sống nhân dân các dân tộc ngày càng được cải thiện và nâng cao. Cơ sở hạ tầng như điện lưới Quốc gia đã phủ trong toàn xã, đường giao thông liên xã, liên thôn đã được tu sửa và nâng cấp hàng năm, các nhà trường từng bước được kiên cố hóa phòng lớp học, nhà sản trạm y tế, các trang thiết bị và dụng cụ y tế đã được trang bị gần như đầy đủ đối với cơ sở. Trụ sở làm việc của xãđã được đầu tư, các công trình thủy lợi như; hồ đập, mươi bai từng bước được kiên cố hóa. Bên cạnh đó tình hình an ninh chính trị - Quốc phòng - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luân được giữ vững.

Từ những bài học được rút ra trong các nhiệm kỳ trước. Đảng bộ xã tin tưởng rằng sẽ có những bước phát triển mới với nhiều thành công trên bước đường đổi mới và hội nhập, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng quê hương ngày một giầu đẹp, dân chủ văn minh.

Hà Anh

Đảng bộ xã Điền Hạ tự hào 60 năm xây dựng và phát triển

Đăng lúc: 12/12/2024 08:45:14 (GMT+7)

Đảng bộ xã Điền Hạ 60 năm xây dựng và trưởng thành

Trong suất chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành các thế hệ cán bộ, Đảng viên và nhân dân xã Điền Hạ luân nêu cao tinh thần cách mạng có ý chí vươn lên chung sức, đòng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Điền hạ là một xã miền núi vùng sau, vùng xa của Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Nằm cuối huyện Bá Thước về Phía đông. Cách trung tâm Huyện lỵ 25 km.

- Phía Bắc: Giáp xã Điền Quang - xã Điền Trung huyện Bá Thước.

- Phía Đông: Giáp xã Cẩm Thành - xã Cẩm Liên huyện Cẩm Thủy.

- Phía Nam: Giáp xã Thạch Lập huyện Ngọc Lặc.

- Phía Tây: Giáp xã Điền Thượng.

+ Có Tổng Diện tích tự nhiên là: 3.567,96 ha.

Dân số toàn xã có: 1011 hộ; = 4.581 nhân khẩu (Tính đến tháng 6 năm 2024). Trong đó gồm 3 dân tộc anh em (Dân tộc Thái gồm có: 68 hộ = 238 khẩu chiếm 15% - Dân tộc Mường gồm có: 749 hộ = 3707 khẩu chiếm 80% - Dân tộc Kinh gồm có 21 hộ = 85 khẩu chiếm 5%) cùng chung sống hoà thuận với nhau và được chia thành 9 thôn. Có một Đảng bộ gồm 13 chi bộ và 172 đảng viên sinh hoạt tại 13 chi bộ dân cư, trong đó co 3 chi bộ nhà trường (trường THCS - trường Tiểu học - trường Mầm Nom) và một chi bộ Tram y Tế. Hàng năm có từ 70 - 80% chi bộ đạt "Trong sạch vững mạnh".

Vùng đất Điền Hạ ngày nay, có lịch sử từ lâu đời, con người suất hiện cách đây hàng vạn năm. Trải qua nhiều biến động lịch sử - Đơn vị hành chính từ năm 1964 trở về trước thuộc xã Hồ Điền và từ năm 1964 xã Hồ Điền được chia tách thành 4 xã đó là (xã Điền Lư - Điền Quang - Điền Thượng - Điền Hạ), năm 1964 Tỉnh Quyết định chuyển Chòm Dùng, Chòm Cốc về xã Cẩm Liên về huyện Cẩm Thủy.

Như vậy từ năm 1964 trở đi xã Điền Hạ gồm có các chòm: Chòm Sèo - Chòm Xăm - Chòm Né - Chòm Đớn - Chòm Nam - Chòm Bứng - Chòm Đèn - Chòm Duồng.

Đến năm 1974, Thực hiện Chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xã Điền Hạ được tiếp nhân 50 hộ của xã Cổ Lũng, Thành lập thêm một Làng mới, đặt tên là làng Thành Điền và từ đó đến nay xã Điền Hạ có 9 thôn bản.

z6112026353054_503a8de294e5a9f629dfd1df3afb8bb0.jpg
Đồng chí Tào Văn Lý - Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND xã

* Về giao thông đường bộ:

Điền Hạ có trục đường liên xã mà trước đây được mở làm đường lâm nghiệp, được nối từ quốc lộ 217 qua xã Điền Trung chạy theo chiều dài của xã: 21 km, qua Điền Thượng đến Thiết Ống - Đồng Tâm. Ngoài ra Điền Hạ còn có các nhánh đường như: Đường Xăm đi Làng Mốt xã Cẩm Thành thông ra quốc lộ 217, đường làng Né đi làng Mốt thông ra quốc lộ 217, đường nối từ đường trục xã qua Thôn Đèn xuống thôn Duồng đi Cẩm Liên ra Vạc. Đường liên thôn hầu hết các loại xe ô tô vào tận các bản, các bãi màu, vùng nguyên liệu sắn, mía và các rừng luồng …

Điền Hạ có hai loại núi. Đó là núi Đá và núi Đất, đặc biệt là dãy núi Sơn, núi Đèn, núi Mộng cao ngần 1.000 mét, kéo dài ở phía tây nam của xã. Ngăn cách giữa xã Điền Hạ, xã Thạch Lập huyện Ngọc Lặc, Làng Nông xã Điền Thượng. Tại núi Đèn có hang Bụt, Hang Nước ở Thôn Đèn, hiện chưa rõ chiều dài của hang là bao nhiêu mét. Đây là một trong những thắng cảnh đẹp tự nhiên, được thiên nhiên ưu đãi của xã Điền Hạ, từ trước đến nay chưa được ai khai thác. Hàng năm đến ngày Tết nguyên Đán và các ngày lễ, ngày kỷ niệm, ngày hè, các tầng lớp nhân dân và học sinh các nơi đều tìm đến để thăm quan, chiêm ngưỡng, tin chắc rằng nơi đây xẽ là Tua khu du lịch rất đẹp và bổ ích cho tường lai sau này.

Phía Nam Hồ Thạch Minh, dưới lòng đất còn có mỏ Đá Đỏ mầu cờ. năm 1974 huyện Bá Thước được giao nhiệm vụ khai thác loại đá này để góp phần xây Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Thạch Minh là tên gọi của một thôn thuộc xã Cẩm Liên huyện Cẩm Thủy, nhưng vị trí đất đai lại thuộc địa phận của xã Điền Hạ quản lý, với phong cảnh đẹp tự nhiên, có đủ điều kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển khu du lịch. Nếu được quan tâm đầu tư khai thác, thì nơi đây sẽ trở thành khu Du lịch. Từ suối cá Cẩm Lương lên suối cá Làng Dùng Cẩm Liên - Hồ thạch Minh và Hang nước Thôn Đèn xã Điền Hạ …

Xã Điền Hạ không qua sông mà chỉ có khe suối. Nhưng Điền Hạ còn có nhiều hồ, ngoài Hồ Thạch Minh, còn có các Hồ: Hồ Đèn, Hồ Mùn, Hồ Vạc, Hồ Dung, Hồ Mẹ và Hồ Sèo.

Điền Hạ có Diện tích rừng tự nhiên là: 3 553,96 ha, hàng năm có thể cung cấp hàng ngàn khối gỗ, củi và hàng chục ngàn cây luồng, nữa… cung cấp cho nhièu khu vực.

Từ tháng 11-1963 nhân dân trong xã Hồ Điền hưởng ứng cuộc vận động đón đồng bà miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi, thành lập các làng bản mới như; Điền Giang - Điền Lý - Điền Lư - Điền Thái ngày nay và xen ghép ở một số làng như; Làng Bứng, Làng Nan, Làng Né, Làng Sèo xã Điền Hạ ngày nay.

Ngày 02/04/1964 thực hiện Quyết định số 107 của Bộ Trưởng Bộ nội vụ về chia xã Hồ Điền thành bốn xã như xã; Điền Lư - Điền Thượng - Điền Hạ - Điền Quang. Đây là một s

Sự kiện lịch sử, đánh dấu bước trưởng thành và phát triển của Đảng, Chính quyền xã Hồ Điền, nhăm tạo điều kiện về địa lý phù hợp cho nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý hành chính mà còn tạo thuận lợi cho việc tổ chức động viên các phong trào cách mạng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn há xã hội, quốc phòng - an ninh trong địa bàn từng xã và cũng từ đây chi bộ, Đảng bộ xã Điền Hạ được thành lập vào tháng 9/1964. Sự kiện này đã tạo những yếu tố tư tưởng, tổ chức và phong trào quần chúng thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của ccấp ủy Đảng đề ra.

Cùng với quá trình hợp tác hóa là quá trình đấu tranh giữa hai con đường làm ăn cá thể và làm ăn tập thể trong nội bộ Đảng và nhân dân. Cuộc đấu tranh này đã phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng cao lập trường tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và sự giác ngộ XHCN trong nhân dân các dân tộc. Tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng điều được kiện toàn.

z6112026786302_976bce438e594fee4a6dcea56aba7e22.jpg
Đồng chí Hà Văn Trung - Phó BTĐU - Chủ tịch UBND xã

II - ĐẢNG BỘ XÃ ĐIỀN HẠ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VỪA SẢN XUẤT, VỪA CHIẾN TRANH CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH THẮNG GIẶC MỸ XÂM LƯỢC (1965 - 1975)

1. Chuyển hướng lãnh đạo, vừa sản xuất vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng - Tỉnh uỷ - Huyện uỷ - Đảng bộ xã Điền Hạ chuyển hướng lãnh đạo từ thời bình sang thời chiến. Trong bối cảnh Đảng bộ xã Điền Hạ mới được chia tách, thành lập tháng 7 năm 1964 cũng như trong lúc nhân dân Miền Bắc nói chung, nhân dân xã Điền Hạ nói riêng, đang phấn khởi thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước, thì ở Miền Nam Đế quốc Mỹ bị thất bại nặng nề trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt" nhằm cứu ván nguy cơ sụp đổ. Đế quốc Mỹ ồ ạt huy động lực lượng tăng quân vào Miền Nam, đồng thời âm mưu tiến hành bằng hải quân, không quân đánh phá miền Bắc XHCN.

Năm 1965 - 1966 khi máy bay Mỹ ra đánh phá cầu Đại Lạn - cầu Hón Trám - Hồ Thạch Minh, các xã của huyện Cẩm Thuỷ đã tổ chức một tổ trực chiến tại Đồi Hích, xã Điền Hạ một tổ 16 người trực chiến tại Đồi Bựng.

Lần thức 2: khi máy bay Mỹ bắn phá Hồ Thạch Minh, thì cả hai tổ đều bắn trả máy bay địch, để rút kinh nghiệm.

Lần thứ 3; các tổ đã duy chuyển trận địa; Tổ xã Điền Hạ lên đỉnh núi trầu, tổ xã Lương Ngoại - Cẩm Thuỷ lên đỉnh núi Nạc, tiếp sau đó tổ Lượng Ngoại rút ở đỉnh núi Nạc, thì tổ xã Điền Hạ lại rút đỉnh núi Trầu để tiếp quân trận địa núi Nạc.

Tại trận địa này lực lượng dân quân tự vệ trực chiến đã đánh trả máy bay địch rất dũng cảm, tuy răng không bắn rơi máy bay của địch, nhưng cúng đã làm cho chúng hoảng hốt, cắt bom, bắn rốc kép không trúng mục tiêu. Trong mấy đợt bắn phá Hồ Thạch Minh, giặn Mỹ đã gây tổn hại nhiều đến tinh thần lẫn vật chất cho Đảng bộ và nhân dân xã nhà. Đặc biệt là một cán bộ kỹ thuật công trường đập Hồ Thạch Minh đã hy sinh anh dũng trong khi đang chỉ đạo dân công làm việc tại công trường.

Cùng với nhân dân trong huyện Bá Thước. Trung đôi cơ động của xã đã được điều đi bảo vệ cầu Đại Lạn, xây dựng trận địa trực chiến tại Làng Vót, Làng Muỗng Do xã Điền Trung ngày nay.

Hội phụ nữ xã phát động phong trào hội Mẹ chiến sỹ, nhằm động viên con em lên đường bảo vệ tổ quốc, theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, đồng thời các mẹ, các chị em phụ nữ còn đóng góp sức lực to lớn vào nhiệm vụ củng cố hậu phương và đẩy mạnh sản xuất.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đi đôi với xây dựng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Những cuộc Bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp được tiến hành một cách nghiêm túc và triệt để. Từ đó đã gây được lòng tin trong nhân dân đối với Đảng và nhà nước.

Điền Hạ là một xã Miền núi vùng sau vùng xa của huyện Bá Thước, với điều kiện thiên nhiên rất khắc nhiệt, lại phải chịu những sáu lần bắn phá của máy bay Mỹ trên địa bàn xã, làm chết một cán bộ chỉ đạo thi công đăp Hồ Thạch minh và hàng chục người khác bị chết, bị thương và làm thiệt hại về của cải, vật chất, gây hoang mang về tinh thần của nhân dân trong xã do bom bi của máy bay Mỹ thả xuống. Về trụ sở làm việc của xã, trường học phải sơ tán vào rừng sau để làm việc và học hành. Khó khăn nối tiếp kho khăn. Song nhân dân xã Điền Hạ vẫn một lòng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước, luân hướng về Miền Nam thành đồng tổ quốc. Đảng bộ và nhân dân đã làm hết sức mình để sản xuất ra nhiều của cải và sắn sàng huy sinh đóng góp sức người, sức của và sự nghiệp giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước trướng những thắng, bại to lớn ở cả hai miền Nam - Bắc. Đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng đánh phá Miền Bắc - với thử thách vô cùng ác liệt ; Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi "Chiến tranh còn có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa - Hà Nội, Hải Phòng và một số xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Lời kêu gọi của Chủ Tịch hồ Chí Minh là tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, khẳng định quyết tâm sắc đá của dân tộc. trong công cuộc chống Mỹ cứu nước có sức động viên to lớn quân và dân cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc Miền núi Thanh Hoá nói riêng, đoàn kết vượt qua mọi gian khổ, không sợ hy sinh, quyên quyết chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. Nhân dân trong xã quyết giữ vững sản xuất, sắn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, đảm bảo đời sống, phát triển văn hoá, giáo dục khắc các chòm bản trong xã.

Trong tình hình mới chấp hành chủ trương cấp trên. đảng bộ lãnh đạo đẩy mạnh công tác trị an lên một bước mới, tăng cường bảo vệ sản xuất, dập tan mọi luận điệu phản tuyên truyền của địch, tăng cường công tác xây dựng làng chiến đấu, thúc đẩy thực hiện chỉ thị phòng tránh địa, đồng thời tăng cường kiểm tra các đội trực chiến phòng không, vận động nhân dân tương trợ giúp đỡ anh chị em đang gặp khó khăn. Trong những năm này thiên tai, địch hoạ như; rét đậm và lụt bão kéo dài đang là những trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, lại bị sau bệnh hại lúa và hoa mầu nặng, có hợp tác xã phải huy động mọi người dân ra đồng bắt sau ngô.

Đối với nông nghiệp - Thường vụ Đảng uỷ, chi uỷ đã có kế hoạch cụ thể nắm chắc vấn đề cần giải quyết phân công phụ trách, bám sát Hợp tác xã-Đội sản xuất. Giải quyết tốt tư tưởn, tăng cường công việc cho đảng viên một cách cụ thể. Đông viên quân chúng quyết tâm giữ vững sản xuất, tập trung sản xuất lương thực, tăng diện tích gieo trồng trong các hợp tác xã qua các năm đều được mở rộng. Đáng chú ý là chuyển được cây mầu (cây ngô) xuống ruộng. Tăng một năm làm hai vụ (một vụ lúa và một vụ ngô), do đó sản xuất lương thực đã thu được thành tích lớn; như Hợp tác xã Làng Đèn đã được tặng thương Huân chương lao động hạng III của Chính Phủ, công tác quy hoạch đồng ruộng làm bờ vùng, bờ thửa, mương bai, thuỷ lợi, phát triển giao thông nông thôn được dự án nhà nước khởi công xây dựng đập Hồ Đèn, lực lượng của toàn huyện Bá Thước, nhờ đó mà đã đưa tổng diện tích trong xã mỗi năm một tăng, đi đôi với công tác thuỷ lợi. Đảng bộ đã lãnh đạo và công tác cải tiến quản lý Hợp tác xã. Chỉ đạo các Hợp tác xã trong xã thi đua học tập và đuổi kịp Hợp tác xã Đông Phương Hồng - Hợp tác xã Thắng Lợi (huyện thọ xuân) Thực hiện thâm canh,tăng năng xuất đạt chỉ tiêu 5 tấn thóc/ha, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất mới đẩy mạnh chuyên canh đều được tiến hành liên tục, với tốc độ khẩn trương.

- Đối với chăn nuôi gia xúc và gia cầm . Đảng bộ đã lãnh đạo chuyển thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

- Cùng với yêu cầu phát triển nông nghiệp, nghề rừng cũng được chú ý, việc khai thác gỗ, nứa, tre để cung cấp cho nhu cầu chiến trường và chất đốt cho thủ đô Hà Nội thời điểm này rất lớn.

- Nhân dân cả nước nói chung - nhân dân xã Điền Hạ nói riêng thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh "mỗi người lam việc bằng hai để đền đáp đồng bào moiền nam ruột thịt "Mọi người ai nấy đều làm việc khẩn trương, chắc tay súng vững tay cày, vừa sản suất vừa chiến đấu với khẩu hiệu làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm khắp các bản lầngi nấy đều lam việc hết mình.

- Hàng năm xã điền hạ đóng góp cho nhà nước hơn một trăm mét khối gỗ các loại và hàng triệu cây luồng, tre, mía phục vụ cho quốc phòng và cho xây dựng vê thương nghiệp, dịch vụ, hợp tác xã mua bán xa Điền hạ được thành lập năm 1963 do ông Bùi Minh Quyền làm chủ nhiệm, tiếp theo là ông Phạm Văn Vinh và bà Phạm Thị Inh. Tronh suất những năm kháng chiến chống mỹ cưu nước hợp tác xã đã phục vụ nhân dân về các măt hàng thiết yếu như muói măm, dầu hoả, vải, quần áo..., cơ bản được đáp ứng.

- Năm 1966 hợp tác xã có 500 xã viên, 620 cổ phần bằng 5600đồng vốn va vốn tự có là 1350 đồng.

2.Chuyển hướng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng phục vụ chiến đấu, chiến đấu của đảng bộ và nhân dân xã nhà.

Hướng về tiền tuyến lơn miền nam anh hùng, toàn thể cán bộ đảng viênvà nhân dân trong xã đã nêu cao khẩu hiệu"tất cả cho tiền tuyến tất cả để đánh thắng giăc mỹ xâm lược" "bất kì hoàn cảnh nào cũng quyết tâm hoàn thành mọi yêu cầu của miền nam" tất cả vì miền nam ruột thịt. đó là tinh thần và quyết tâm là tình cảm và ý chí của nhân dân xã điền hạ nói riêng nhân dân miêm bắc nói chung. Đối với miên nam yêu quý thanh niên xã điên hạ hưởng ứng phong trào "ba sẵn sàng" lên đường xẻ dọc trường sơn đi cứu nước, 298 đoàn viên thanh niên trong xã đã lên đường và miền nam trực tiếp chiến đấu với quân thù.

Các nghị quyết lãnh đạo chỉ đạo của đảng đều nhấn manh:dù bbất cứ tình huống nào cũng phải lam tốt nhiệm vụ động viên tuyển quân quyên quyết đáp ứng đẩy đủ yêu cầu chi viện cho tiền tuyến, tất cả các ngành, các cấp, từ lãnh đạo đến các bộ phận nghiệp vụ, đoàn thể đều phải họp để thực hiện bằng được bốn yêu cầu trong công tác này là: bảo đảm số lượng đủ, chất lượng tốt, đúng thời gian, đúng chính sách, giải quyết tốt mối quan huệ giữa sản suất và chiến đấu, giữa kinh tế và quốc phòng,giữa yêu cầu chi viện cho tiền tuyếnvà củng cố hậu phương. do vậy công tác tuyển quân của xã điền hạ luôn đủ và vượt chỉ tiêu được giao.10 thanh niên xung phong trong xã cũng được lên đường với khẩu hiệu đã ghi là chiến thắng số thanh niên nhập ngũ trực tiếp chiến đấuvới kẻ thù ở miền nam. Đó là nguồn quan trọng để đào tạo cán bộ trong các quân binh chủng. Cùng với phong trào"ba sãn sàng của thanh niên phong trao" ba đam đang" của phụ nữa. Hàng trăm chị em trong xã đã đăng kí tình nguyện tham gia phong trào, gánh vác nhiệm vụ sản suất chiến đấu. Thay việc nước đảm việc nhà cho người thân đi chiến đấu phong trào thi đua làm ruộng tăng sản " cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ", chăm sóc cây trồng vật nuôi được chị em tham gia sôi nổi, có nơi còn phát triển phong trào sản xuất ban đêm sôi nổi đảm bảo lương thực cung ưng cho chiến trường vượt kế hoạch, sản xuất kịp thời vụ, "Hội cha mẹ chiến sỹ " cũng được lập ra ở các chòm bản, đã hăng hai đảm đương nhiệm vụ chăm sóc bộ đội đóng quân luyện tập tại chòm Sèo - chòm Xăm - Chòm Đèn, đã có 98 hộ cho bộ đội làm cơ sở đóng quân và 4 hộ thường xuyên cho cơ quan Đảng ủy - UBND, các Ban ngành đoàn thể ở xã đóng làm trụ sở để làm việc; 10 năm liền như các gia đình: Bà Cao Thị Nhống - Bà Phạm Thị Chăm - Ông Lê Ngọc Vững - bà Trương Thị Ba ở Chòm Né. Đã xây dựng nên những tình cảm quý bấu, không những về tinh thần, mà cả về vật chất, nhân dân trong xã đã quyên góp ủng hộ bộ đội ăn no, luyện tập giỏi. Lương thực, thực phẩ ủng hộ; 5.500 kg gạo, 8.500đ, 350 kg thực phẩm và nhiều râu, quả, bánh quà... khác.

Bên cạnh các ngành các cấp, các tầng lớp nhân dân không kể già trẻ, còn có phong trào thu đua đáng khích lệ đó là: Phong trào ba giỏi, ba mẫu mực của Phụ Lão phong trào ngàn việc tốt của Thiếu nhi, phong trào thi đua "Hai tốt" ngành Giáo dục, phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" trên cơ sở các phong trào thi đua yêu nước được phát động sau rộng. Cùng với đồng bào Miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ đã làm hết sức mình trong sự nghiệp chi viện cho Miền Nam, góp phần đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ của Đế quốc Mỹ".

3. Tham gia chiến đấu:

Xong xong với việc hưởng ứng các phong trào trên Đảng bộ còn luân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng không sơ tán, khắp các bản làng, trường học, trạm y tế, của hàng mua, bán của xã đều được đào hầm, hố trú ẩn tránh bom đạn máy bay Mỹ, người già, trẻ em đều được đi tản cư, lực lượng dân quân du kích bám trụ vừa sản xuất, vừa thường trực đánh máy bay Mỹ. Thành lập các đội trực chiến, đội cứu tải thương, cứu sấp .... trong toàn xã có 9 tổ trực chiến, bảy tổ cứu thương.

4. Công tác xây dựng Đảng:

Với bối cảnh cả nước có chiến tranh, Đảng bộ xã Điền Hạ lại mới được thành lập. Song Đảng bộ đã trưởng thành về mọi mặt. Cuộc vận động xây dựng chi bộ - Đảng bộ bốn tốt và từng bước xây dựng ngày càng đi vào chiều sau, nhằm đảm bảo lãnh đạo, kiểm tra, sản xuất, chiến đấu, sắn sàng chiến đấu tốt. Quán triệt và lãnh đạo việc chấp hành chính sách tốt, làm công tác quần chúng tốt, củng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức tốt, làm công tác phát triển Đảng tốt. Qua việc vận động những lúc khó khăn nhất, trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và chống thiên tai tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên đều tích cực, dũng cảm gắn bó với quần chúng đi đầu trong mọi hoạt động, trên mặt trận sản xuất xây dựng ở những đơn vị tiên tiến, đều thể hiện rõ tinh thần cách mạng tiến công của cán bộ đảng viên.

Tinh thầnphê bình và tự phê bình trước quần chúng được tiến hành thường xuyên, việc thực hiện dân chủ với quần chúng là một trong những mục tiêu của công tác tư tưởng, tổ chức trong Đảng bộ, ý thức phát huy quyền làm chủ tập thể của xã viên trong kế hoạch sản xuất, phấn đấu sản phẩm được đề cao, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa dân với Đảng, giữa dân với quân, một cách thiết thực.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Đế quốc Mỹ. Đảng bộ đã quan tâm. chăm sóc bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới và tổ chức mở lớp huấn luyện kịp thời.

Từ khi thành lập Đảng bộ mới có 31 đảng viên, đến năm 1975 đã có 67 đảng viên. Để nâng cao nhận thức cho đảng viên Đảng bộ đã phân công nhau, để đảng viên nào cũng được đi dự các lớp học bồi dưỡng chính trị, phổ cập 100% đảng viên có trình độ lý luận thuộc chương trình sơ cấp. Tuy nhiêu sự lãnh đạo trên nhiều mặt còn chưa sau sắc, nhất là lãnh đạo quản lý kinh tế và khoa học kỹ thuật.

Vai trò lãnh đạo của một số chi bộ trong xã còn yết, trình độ, năng lực và phương pháp hạn chế, một số đảng viên chưa phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, né tránh việc phê bình và tự phê bình chưa cao, gây không ít ảnh hưởng đến sự phát triển chung của phong trào sản xuất và chiến đấu.

z6112026553032_3219afd0d790a177acd47565909100e4.jpg
Đồng chí Trương Quốc Đạt - ĐUV - Bí thư ĐTN xã

5. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, văn hóa, quốc phòng, ra sức chi viện cho Miền Nam góp phần đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược (1969 - 1975).

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã Điền Hạ do đồng chí Bùi Đình Ân, sau đó là đồng chí Phạm Văn Nắm làm Bí thư Đảng bộ, nhân dân trong xã đã dẫy lên phong trào thi đua sôi nổi trong lao đông sản xuất, học tập và công tác, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp với đặc điểm miền núi là: Phải tranh thủ tích cực giải quyết vấn đề lương thực một cách chủ động, hợp lý bằng thâm canh và tăng vụ lúa, mẫu, tiến tới chấm dứt phát rẫy du canh, đặc biệt phải phát triển mạng cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, chăn nuôi và nhất là nghề rừng. Những thế mạnh của kinh tế miền núi. Tập trung đẩy mạnh kinh tế địa phương, góp phần củng cố hạu phương lớn Miền Bắc, đảm bảo phục vụ tiền tuyến lớn Miền Nam chiến đấu và chiến thắng. Quyết tâm giải quyết tốt đời sống của nhân dân, phát huy mạnh mẽ ý thức tự lực cánh sinh, tinh thần làm chủ của quần chúng trong thực hiện ba cuộc cách mạng trong cải tiến tổ chức, cải tiến quản lý kinh tế.

Giữa lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày (2-9-1969) cùng với nhân dân cả nước, nhân dân xã Điền Hạ đã vô cùng súc động và tiếc thương vô hạn vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc, nhà nhà cờ rũ băng tang, người người lặng lẽ đâu buồn, tiếc thương, các chòm bản đều tổ chức lễ truy điệu dâng hương kính viếng Bác, với lòng biết ơn vô hạn và niềm súc động sau sắc. Biến đâu thương thành hành động cách mạng, nhân dân trong xã đã sôi nổi hưởng ứng đợt thi đua học tập và làm theo Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa một số mặt trong sản xuất nông nghiệp có bước chuyển biến mới. Về tròng trọt; xã Điền Hạ cây lúa vẫn là cây trồng chính, có trên 200ha, chiếm 89% diện tích canh tác, sản lượng lương thực ở các hợp tác xã trong xã đã được chú trọng đẩy mạnh thâm canh đưa năng xuất từ 2,5 tấn lên 3,3 tấn/ha nhờ đó đời sống nhân dân mỗi ngày càng được cải thiện.

Chăn nuôi: Từng bước được phục hồi, Đảng bộ ra chủ trương đẩy mạnh việc chăn nuôi gia súc và gia cầm, đua đàn gia súc, gia cầm mỗi năm một tăng, đảm bảo cung ứng thực phẩm, sức cày kéo và phân bóm.

Nghề Rừng: đã được chú trọng phát triển trồng cây như; cây luồng, đã có rừng luồng tập thể Hợp tác xã, khâu tu bổ rừng có chuyển biến tốt, nạn phá rừng làm rẫy du canh đã hạn chế một phần. Đây là một sự nhận thức mới chuyển hướng phù hợp với phương hướng nghề rừng, là cơ sở bước đầu để tiến lên phát huy thế mạnh của miền núi.

Qua các phong trào đã nổi lên những Hợp tác xã tiên tiến như; Hợp tác xã Chòm Đèn, Hợp tác xã Tiên Phong có phong trào khai thác gỗ và trồng gai giỏi. Đi đôi với Hợp tác xã có phong trào mạnh, đời sống nhân dân được đảm bảo, còn một số ít Hợp tác xã, do hậu quả thiên tai; hai Hợp tác xã Chòm Đèn và Chòm Né bị mất diện tích trồng lúa nước và trông mầu, do đắp đập Hồ Thạch Minh dâng ngập, gây ảnh hưởng về đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn gay gắt, đã có niều hộ trong ngày phải nhịn ăn một bứa. Tuy đã được nhà nước đền bù bằng gạo. Ban chấp hành Đảng bộ một mặt động viên quần chúng tiết kiệm tương trợ, mặt khác động viên nhân dân tích cực đẩy mạnh sản xuất cả nông nghịêp - lâm nghiệp, trồng cây, gieo hạt, cây ngắn ngày, nhằm phục vụ kịp thời cả về trước mặt và lâu dài.

Từ những năm 1970 gặp thời tiết có nhiều thuận lợi nhân dân được mùa có thu nhập khá hơn, những cố gắng đó đã làm cho đời sống nhân dân đỡ khó khăn, giá cả giảm nhiều so với những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

Ngành thương nghiệp trong những năm chiến tranh đã đóng vai trò tích cực, sứng đáng là người nội trợ đảm đang. Qua chiến tranh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệp phục vụ. Thời điểm này Hợp tác xã mua bán của xã đã tăng cương quản lý kinh doanh, chú ý phát hiện vận động sản xuất và thu mua các nguần hàng của địa phương, đẩy mạnh khâu tự mua, tự bán, phương thức phân phối được cải tiến công bằng thuận tiện. Phong trào thi đua "Ba đẩy bốn tìm" và bốn tăng để thực hiện nhanh đủ kế hoạch được giao. nhờ sản xuất phát triển, công tác thu mua có nhiều cố gắng, nên hàng hóa đã được trao đổi, giao lưu, nhan dân đã có công ăn việc làm.

Sự nghiệp Văn hóa, giáo dục, y tế:

Thời điểm này đã tạm yêu tiếng bom nổ ở Miền Bắc, nhưng thiên tai khắc nguyệt gây hậu quả nặng nề về kinh tế, kéo dài theo đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân khó khăn. Song Đảng bộ đã tùm cách khắc phục có hiệu quả.

Công tác giáo dục được củng cố và duy trì giảng dạy các lớp vỡ lòng, tư sửa bàn, ghế, nhà trường, lớp học để kịp thời khai giảng có kết quả tốt, đồng thời phong trào bủ túc văn hoá ở nông thôn rất sôi nổi.

Thông tin văn hoá, nhân dân được thưởng thức xem phim, các Hợp tác xã có loa tay để tuyên truyền tin tức.

Công tác Y tế đã được tăng cường mạng lưới y tế trong các Hợp tác xã đã đẩy mạnh. Phong trào vệ sinh phòng dịch, xây dựng nhanh chống được nhà tắm, giếng nước, hỗ tiêu, duy rời chuồng gia súc, phát quang làng bản, thực hiện ăn chín, uống sôi...

Nhìn chung những kết quả về kinh tế, văn hóa xã hội chưa lớn. Nhưng kết cấu, hạ tầng thời điểm này đã được phục hồi và phát triển hơn trước. Đó là những tiền đề, điều kiện để Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ tự tin, khẳng định thành quả, đồng thời tìm biện pháp khắc phục cho những năm tiếp theo.

Dưới ánh của Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng - Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa - Nghị quyết của Huyện Đảng bộ Bá Thước lần thứ 8đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể:

- Phát triển kinh tế trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, cân đối tập trung sức phấn đấu đạt được 6 tấn thóc/ha, hai đến ba con lợn/ hộ và 0,8 ha gieo trồng/ 1 lao động, cải thiện một bước đời sống vật chất của nhân dân.

- Phục vụ đầy đủ và kịp thời nhu cầu của tiền tuyến, tăng cường lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ trị an, sắn sàng chiến đấu bảo vệ trật tự an ninh. Tại thời điểm này giặc Mỹ lại mở cuộc chiến tranh phá hoại Miền Băc lần thứ 2. Công cuộc khôi phục kinh tế, văn hóa lại phải chuyển hướng hoạt động theo tình hình mới. Cả Miền Bắc nói chung, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ nói riêng lại bước vào những thử thách lớn.

- Tiếp tục sản xuất và chiến đấu, góp phần đập tan cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Đế quốc Mỹ (1969 - 1972).

Mặc dụ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện ném bom Miền Bắc. Những Đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động do thám, trinh sát phá hoại ở Miền Bắc.

Đầu năm 1972 cuộc tiến công chiến lược hết sức mãnh liệt, bất ngờ của quân và nhân dân ta trên khắp các chiến trường Miền Nam, ngăn chặn âm mưu chiến lược "Việt Nam hoá chiến trang" của Đế quốc Mỹ.

Ngày 6 tháng 4 năm 1972 Ních Sơn quyết định huy động lực lượng lớn không quân Mỹ đánh phá trở lại Miền Bắc. Như vậy chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân lần này không còn được xem như một biện pháp bổ trợ của cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, mà là một biệp pháp quyết định cứu vớt sự bại trận của quân đội Sài Gòn. Trên chiến trường và huy vọng gây sức ép hòng thương lượng với ta trên thế mạnh.

Cả nước đã khẩn trương chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Ngày 16 tháng 4 năm 1792 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra lời kêu gọi các lực lượng vũ tranh nhân dân hãy dũng cảm song lên liên tục chiến đấu giết giặc cứu nước " Mỗi công dân phải là chiến sỹ kiên cường chống Mỹ cứu nước, mỗi xí nghiệp, công trình, nnong trường, Hợp tác xã, cơ quan, trường học, đường phố là một chiến hào sắn sàng chiến đấu, đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự của giặc Mỹ và tay sai".

* Cùng với nhân dân Miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ lại chuyển nhah chống sang thời chiến.

Công tác chiến đấu và phục vụ, chiến đấu chi viện cho chiến trường được đẩy mạnh hơn trước. mặc dù là một xã Miền núi trong thời gian này máy bay địch thường xuyên qua lại vùng trời của địa bàn, trước tình hình đó, Đảng bộ đã tổ chức quán triệt Nghị quyết quân sự Trung ương - Tỉnh ủy và Huyện ủy về thế đội ngũ cán bộ dân quân tự vệ được củng cố một bước cả về tư tưởng, tổ chức và kỹ chiến thuật, từ đó dân quân các Hợp tác xã đã phát huy tác dụng nồng cốt trong sản xuất, nhất là trong công tác khai hoang, kiến thiết đồng ruộng, làm phân bón. Phong trào thi đua quyết thắng trong các đơn dân quân diễn ra sôi nổi.

* Công tác tuyển quân:

Năm 1972 xã Điền Hạ đã có 4 lần tổng động viên, lần nào cũng hoàn thành chỉ tiêu trên giao, chất lượng tốt, không có quân nhân đào bỏ ngũ. hầu hết anh em ra đi là hoàn thành nhiệm vụ, hơn 30 anh em nhập ngũ và 10 thanh niên xung phong cũng được lên đường trong năm với tinh thần "Tiền tuyến cần quân như dân cần gạo", với quyết tâm "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" góp phần bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc.

Có được những chuyển biến ấy là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, có sự đoàn kết nhất trí cao của Cấp ủy, đồng thời cũng do biết đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của Đảng bộ xã nhà, trên cơ sở đó. Tự xác định cho mình thái độ trách nhiệm trước tình hình mới, để lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ được giao, xứng đáng là hậu phương cuả tiền tuyến lớn.

* Công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng được giữ vững thường xuyên.

Để củng cố hệ thống tổ chức Đảng, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy - Huyện ủy, Đảng bộ đã triển khai quán triệt Chỉ thị 192 CT/TW và Nghị quyết 195 NQ/TW của Trung ương Đảng, Thông tri số 13 và Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy, Đảng bộ xã Điền Hạ đã xử lý kỷ luật 7 người đưa ra khỏi hàng ngũ của Đảng. Đây là đợt tổng kiểm tra đội ngũ Đảng viên của Đảng bộ. Nhờ có Chủ trương đường lối tốt, các cấp ủy Đảng từ xã đến Chi bộ Hợp tác xã đều có chuyển biến tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Tuy nhiên nhìn chung còn chưa mạnh mẽ, chưa vững chắc trình độ giác ngộ về Đảng, về nhiệm vụ chính trị của một bộ phận đảng viên còn thấp yếu, không giám làm, giám chịu trách nhiệm, một số ít đảng viên bảo thủ, không muốn đưa khoa học kỹ thuật vào gieo trồng, có số cá biệt không cho con cháu đi bộ đội. Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, qua thủ thách chiến đấu, phục vụ chiến đấu, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong xã vượt qua mọi khó khăn, làm tốt nhiệm vụ sản xuất và chi viện chiến trường Miền Nam ruột thịt, lập được nhiều thành tích đáng tự hào.

Với thắng lợi trong chíen trận "Điền Biên phủ" trên không cuối tháng 12 năm 1972 của quân và dân Thủ đô Hà Nội, đã góp phần quyết định thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại đến đỉnh cao của bọn Đế quốc Mỹ.

Ngày 27 tháng 01 năm 197 Đế quốc Mỹ đã phải ký kết hiệp định Pari về Việt Nam chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Miền Bắc, cùng với nhân dân Miền Bắc nói chung, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ nói riêng lại khẩn trương dốc sức cùng cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

6. Đảng bộ và nhân dân trong xã tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắnghoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

Sau hiệp định Pari (27- 01 - 1973) với khí thế của những người chiến thắng, đồng bào Miền Bắc hăng hai bắt tay vào công cuộc lao động, sản xuất khắc phục hâuk quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, đời sống của nhân dân từng bước được ổn định.

Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ tiếp tục dãy lên phong trào sản xuất, tiết kiệm vì Miền Nam ruột thịt quyết tâm "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Sản xuất nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu. Đảng bộ đã tập trung mọi cố gắng chỉ đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước mở rộng diện tích lúa, cấy giống mới với chủ trương đề ra lúc này là: phải đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. đây là sự vận dụng sáng tạo linh hoạt phù hợp với yêu cầu đời sống củat nhân dân lao động, do đó rất được sự nhiệt tình ủng hộ của bà con, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như; chọn giống, cấy đúng kỹ thuật, làm cỏ sục bùn, kỹ thuật bón phân, gieo mạ có hướng dẫn trực tiếp của cán bộ, bà con xã viên rất phấn khởi hăng hái lao động sản xuất.

Năm 1974, Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ đón nhận 50 hộ đồng bào Thái ở ba làng xã Cổ Lũng và được tổ chức thành mọt làng gọi là "Làng Mới". Sau khi thành lập Hợp tác xã đặt tên là Hợp tác xã Thành Điền. Từ đây Đảng bộ xã Điền Hạ có ba dân tộc anh em đó là dân tộc: Mường - Thái - Kinh. Trong thời điểm này nhân dân trong xã sản xuất được mùa; về cây lúa đều tăng 0,6%, cây màu cũng được màu như ; Hợp tác xã Lnàg Đèn - Làng Duồng - Hợp tác xã làng Đớn - Nan - Bứng còn gọi lag Hợp tác xã Điền Sơn.

Chăn nuôi lúc này cũng được quan tâm chú trọng là ngành sản xuất chinh. Trâu, bò là của chung Hợp tác xã, nhưng hộ gia đình làm chuồng trại cử người đi chăn chung tính theo công điểm. về chăn nuôi lơn, mỗi hộ phải nuôi từ ba con trở lên, tận dụng các ao cá hộ gia đình để phát triển. Từ đó đời sống nhân dân từng bước đi vào thế ổn định, tình trạng người dân mất bữa đã được giảm nhiều.

Công tác thủy lợi trở thành phong trào sôi nổi, Hồ Đèn là một trong những công trình điểm, được Tỉnh và Huyện đầu tư đã đi vào sử dụng, cung cấp nước tưới tiêu cho hai hợp tác xã làng Đèn và Thành Điền. Hồ Thạch Minh chủ yếu tưới tiêu cho các xã thuộc huyện Cẩm Thủy, nhưng trong xã cũng được hưởng lợi một Hợp tác xã đó là Làng Duồng, ngoài ra các Hợp tác xã còn tiến hành thi công các Hồ đập nhỏ và các mương, bai hiện có để phục vụ cho tưới tiêu và chăn thả cá.

Phong trào Hợp tác xã nông nghiệp trong thời điểm này cũng được củng cố và phát triển. Sáu hợp tác xã đó là; hợp tác xã Tiên Phong - hợp tác xã Chòm Né - hợp tác xã Chòm Duồng - hợp tác xã Chòm Đèn - hợp tác xã Thành Điền và hợp tác xã Điền Sơn đã thực hiện theo Chỉ thị 208 CT/TW, Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính Tỉnh đã chỉ đạo tỏ chức lại sản xuất, theo hướng sản xuất lớn. Tổ chức rộng rãi việc thảo luận điều lệ hợp tác xã và tổ chức Đại hội nông dân tập thể. Kiện tàon lại Ban quản trị hợp tác xã, các đội sản xuất ghi sổ, bình công chấm điểm, ăn chia phân phối cho xã viên được theo dõi chặt chẽ. Việc kiểm tra tài vụ ở một số hợp tác xã đã được nâng cao ý thức trách nhiệm, gây được lòng tin trong quần chúng nhân dân lao động. Do có những biện pháp khẩn trương, tích cực, kịp thời, phong trào hợp tác xã có những chuyển biến rõ rệt, trong năm 1975 6/6 hợp tác xã đã thực hiện đươcn ba khoán theo hình thức bậc thấp.

Cây công nghiệp, cây đặc sản như cây; gai được phát triển mạnh mẽ ở hợp tác xã Chòm Đèn đã tổ chức thành đội chuyên trồng gai. Đặc biệt là phong trào trồng luồng như; Rừng luồng ngân sách xã, rừng luồng tập thể của các hợp tác xã, không những được duy trì, mà mỗi năm phát triển tăng lên. Điều đó đã chứng tỏ vai trò của mình để đưa nghề rừng thành nghề sản xuất chính, đi đôi với việc trồng rừng đã được thực hiện tốt việc khai thác lâm sản vừa phục vụ tốt yêu cầu xây dựng, vừa góp phần ủng hộ miền xuôi phục hồi bão lũt.

Bên cạnh những tiến độ đã đạt được, sản xuất nông nghiệp và phong trào hợp tác hóa còn nhiều hạn chế và yếu kém. Sản lượng, lương thực, kể cả diện tích có tăng, nhưng tăng chậm, không cân đối so với chỉ tiêu giao, không năm nào hoàn thành, hoa màu giảm lại không đi vào chuyên canh, việc thay đổi quy mô hợp tác xã, tuy tạo được khí thế thi đua nhưng hậu quả kinh tế thấp. Đời sống của nhân dân tháng ba, nagỳ tám vẫn còn thiếu bữa, nhất là năm 1975 nhân dân vẫn phải ăn củ mài, khoai, sắn ...

Hợp tác xã mua bán của xã được duy trì và củng cố, việc vận chuyển phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng được kịp thời hơn, doanh số mua hàng nông - lâm - thủy sản đều tăng so với những năm trước. Những mặt hàng thiết yếu như; muối, dầu, chiếu, quần áo, dụng cụ gia đình bán ra đều vượt kế hoạch. Ngân sách xã đã chú ý nhiều đến việc xây dựng trường học, trạm y tế xã và cơ sở phát triển sản xuất.

Đi đôi với phục hồi và phát triển kinh tế trên mặt trận giáo dục, văn hóa, y tế cũng có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Đảng bộ đã có nhừng Nghị quyết lãnh đạo về công tác văn hóa quần chúng, nhiều hợp tác xã đã xây dựng được một số công trình phúc lợi như; hội trường, nhà kho hợp tác xã, trường học cho phổ thông và bổ túc văn hóa, thu hút đông đảo con em vào học.

Về y tế trong những năm 1970 - 1975 vẫn được giữ vững mọi hoạt động, thường xuyên phục vụ sản xuất, mạng lưỡi y tế từ xã đến các hợp tác xã hoạt động tích cực, nhờ đó đì sống sức khỏe của nhân dân được đảm bảo hơn. Bước đầu hạn chế được tệ nạn mê tín, cúng bái của đồng bào trong những năm trước đây.

Việc thực hiện "Ba đẹp" xây dựng nếp sống mới, con người mới cũng chuyển biến mạnh, hàng trăm gia đình được nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa mới", công tác văn hóa thông tin luân bám sát tình hình diễn biến cách mạng trong nước, trong tỉnh, trong huyện và xã, bằng những buổi xem phim, biểu diễn văn nghệ quần chúng.

Khôi phục phát triển kinh tế văn hóa tăng cường tiềm lực hậu phương chi viện cho tiền tuyến giành thắng lợi, quyết định là nhiệm vụ cơ bản mà Đảng bộ và nhân dân xã nhà dồn sức phấn đấu. Trong những năm cuối cùng của cuộc khánh chiến chống Mỹ cứu nước.

Cuối năm 1974 thế và lực của ta ở chiến trường Miền Nam mạnh như vũ bão, Bộ chính trị quyết định động viên sự nỗ lực của nhân dân cả nước tiến hành nổi dậy giải phóng Miền Nam thống nhất tổ quốc.

Nhiệm vụ tuyển quân chi viện chiến trường trở thành yêu cầu khẩn thiết và cáp bách, lãnh đạo xã đẫ chỉ đạo các Chi bộ hợp tác xã, phong trào tồng quân của thanh niên xã Điền Hạ trở nên sôi nổi. Thanh niên các hợp tác xã nô nức lên đường nhập ngũ "Ra đi trong khí thế chgiến thắng". Năm 1975 xã Điền Hạ đã tuyển quân đạt và vượt kế hoạt trên giao được coi là một trong những năm đạt kế hoạch cao, đồng thời cùng với công tác tuyển quân, Đảng bộ xã tổ chức triển khai thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Phat động phong trào toàn Đảng toàn dân chăn sóc gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình quân nhân đang chiến đấu ở chiến trường...... tổ chức được hội nghị đại biểu gia đình quân nhân để biểu dương những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân trong xã đã đạt được trong cuộc kháng chiesn chống Mỹ cứu nước.

Năm 1974 - 1975 xã Điền Hạ nói riêng, huyện Bá Thước nói chung, được giao nhiệm vụ khai thác đá đỏ tại khu Lnàg Đèn - Làng Duồng để góp phần xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được Ban chỉ huy công trường xây dựng Lăng tặng Bằng khen cho cán bộ và nhân dân xã Điền Hạ.

Công tác bảo vệ trị an đã được chú trọng, công tác đấu tranh giáo dục được kịp thời, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn nông thôn được ổn định.

Hoạt động của chính quyền và các ngành đoàn thể: trong thời kỳ này cũng chuyển biến mạnh mẽ; Hệ thống chính quyền gồm: Hội đồng nhân dân - ủy ban hành chính xã đều tập trung chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế chi viện sức người, sức của vì Miền Nam ruột thịt.

Dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy - Đoàn thanh niên - Hội phụ nữ - Mặt trận tổ quốc đã nêu cao trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ, chức trách của mình. Đặc biệt là phong trào Phụ nữ, tiếp tục phát huy phong trào "Ba đảm đang" trong giai đoạn 1969 - 1975. Vai trò của Phụ nữ đã được thể hiện rất rõ trong mọi hoạt động sản xuất, công tác và quản lý nhà nước.

Cơ cấu ở xã gồm: một đồng chí làm phó chủ tịch ủy ban hành chính xã; một đồng chí làm xã Đội trưởng, hai Chủ nhiệm hợp tác xã. Điều đó đã đủ khẳng định quyền bình đẳng của chị em phụ nữ với gia đình và xã hội.

Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng bộ xã Điền Hạ đã thực hiện nhiều chủ trương về củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng là một trong những khâu thenm chốt của Đảng bộ xã nhà.

Giữa trung tuần tháng 4 cuộc tiến công và nổi dậy đang diễn ra dồn dập ở tiền tuyến lớn Miền Nam, đảng bộ và nhân dân xã nhà lại được nghiên cứu quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Huyện Đảng bộ Bá Thước lần thứ 10. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 22 của Ban chấp hành Trung ương về khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, liên hệ thực tế với Đảng bộ xã nhà đã giành được nhiều thắng lợi nhất định, số án bộ đảng viên có sự nhất trí, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Trung ương của Tỉnh ủy và Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, tỏ ra vững vàng, ổn định trước tình hình chiến tranh và thiên tai, tinh thần, trách nhiệm, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chăm lo giúp đỡ quần chúng, khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai đã được thể hiện rất tích cực, các tệ nạn xã hội hạn chế.

Liên hệ với tổ chức ở địa phương, Đảng bộ đã nghiêm khắc đánh giá về những thiếu sót trong quản lý kinh tế, trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ đã có Hội nghị thảo luận và định ra phương hướng nhiệm vụ tiếp theo đó là: "Phục hồi đầy đủ kịp thời cho yêu cầu chiến đấu, cho cách mạng Miền Nam và nhiệm vụ quốc tế, tăng cường công tác quân sự, trị an, nêu cao cảnh giác, sắn sàng đập tan mọi âm mưu chiến tranh tâm lý gián điệp, biệt kíchgiữa vùng an ninh địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế; trước hết là sản xuất Nông - Lâm nghiệp, phấn đấu đạt ba mục tiêu 4,8 tấn thóc/ ha trên diện rộng, hai con lơn / gia đình, mỗi lao động làm 0,9 ha gieo trồng, tự túc được lương thực và đẩy mạnh chăn nuôi nghề rừng, cây công nghiệp, tổ chức tốt đời sống nhân dân, cải tiến một bước về ăn, ở, sức khỏe và học tập".

Năm 1975 đội ngũ đảng viên của Đảng bộ có 62 đồng chí, tổ chức của Đảng đã có trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã nhà:

Đánh giá những nhược điểm, khuyết điển, hạn chế của Đảng bộ xã nhà trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, đời sống. Nhìn lại ta thấy những nguyên nhân chủ quan như; Phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy còn chậm, chưa được cải tiến, sự lãnh đạo của Đảng với việc phát huy hiệu lực chỉ đạo của chính quyền và vai trò của các đoàn thể quần chúng còn lúng túng, giữa công tác xây dựng Đảng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị giữa công tác tươ tưởng với công tác tổ chức, giữa việc khuyến khích điển hình với đấu tranh tiêu cực, giữa phát triển Đảng và đưa những người kgông đủ tư cáhc ra khỏi Đảng, hạn chế việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, không thể coi nhẹ nguyên nhân sau xa của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp của cả nước ta trong thời gian này.

Ba mươi năm cùng với cả nước trên con đường đấu tranh giải phóng, xây dựng và bảo vệ quê hương, bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ xã Điền Hạ cùng nhân dân cả nước bước tới đích vinh quang.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trongbchiến công chói lọi của ngày toàn thắng, Đảng bộ vfa nhân dân xã Điền Hạ hoàn toàn tự hào vì đã góp một phần không nhỏ thực hiện nghĩa vụ cùng cả nước chiến đấu và chiến thắng. Song nhân dân cũng không quên được tội ác của bọn Đế quốc Mỹ đã gieo xuống đất Miền núi vùng sau vùng xa này hàng 6 lần tốp, 25 lần chiếc máy bay, trên chục tấn bom đạn, kẻ cả bom bi, roóc kép, tên lửa dội xuống. Tội ác của kẻ thù trời không dung, đất không tha, dân quân du kích xã nhà đã tổ chức đánh trả 15 trận ở các địa điểm "Đồi Bựng - Đồi Trầu - Núi Nạc ... "Đồng thời nhân dân cũng không quản ngại khó khăn, gian khổ, không mất mát sự hy sinh, sắn sàng vì Miền Nam ruột thịt. Trong những năm 1965 - 1975 Điền Hạ đã động viên 298 đoàn viên thanh niên, quân dự bị lên đường, 115 gia đình có quân nhân chống Mỹ cứu nước, 26 thương bệnh binh, 36 liệt sỹ và 35 hộ gia đình liệt sỹ; trong đó có một thương binh nặng (đồng chí: Phạm Đình Yều hạng 8/8), một hộ gia đình có hia con là liệt sỹ gia đình ông: Phạm Đình Hiền ở Thôn Duồng.

Sau thắng lợi vẻ vang cảu sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đát nước lại bước vào giai đoạn cách mạng mới. Nhìn nhận đánh giá lại chặng đường 10 năm vừa sản xuất vừa chiến đấu. Đảng bộ và nhân dân xã Điền Hạ lại nỗ lực vươn lên trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam thống nhất.

z6112026899010_f71e0f316d2da7e489cb01bcca445e3e.jpg
Các đồng chí lãnh đạo qua các thời kỳ

CHƯƠNG IV:

ĐẢNG BỘ XÃ ĐIỀN HẠ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI, TIẾN TỚI THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI QUÊ HƯƠNG GIAI ĐOẠN 1975 – 2010.

1. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân khôi phục kinh tế xã hội sau khi đất nước thống nhất (1975 – 1986)

Thắng lợi (30 – 04 – 1975) một sự kiện lịch sử có sức cổ vũ lớn đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Điền Hạ. Trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu mà Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X đề ra. Trên tinh thần đó Đảng bộ đã chuyển hướng sự lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Đồng thời coi trọng các hoạt động tư tưởng, nhằm nâng cao ý chí cách mạng tiến công, ngắn ngừa những biểu hiện tư tưởng nghĩ ngơi công thần, hưởng lạc; quán triệt trong Đảng bộ và nhân dân các dân tộc yêu cầu nhiệm vụ mới và xác định những thuận lợi, khó khắn đó là:

- Về thuận lợi:

Nhờ có chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng đề ra nhiệm vụ và tổ chức thực hiện trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội và công tác xây dựng Đảng do Đại hội Đảng các cấp đề ra.

Kết quả phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã nhà đạt được trong thời gian Miền Bắc có hoà bình (1973 – 1975) đã tạo được nền tảng ban đầu của nền kinh tế mới; về sản xuất Nông – Lâm nghiệp 6 Hợp tác xã trong xã đã đi vào thâm canh cây lúa nước, do tích cực làm thuỷ lợi nội đồng và phong trào làm phân bón, nên đã đưa năng xuất lên cao, mở đầu cho phong trào thi đua đạt 5 tấn thóc/ha.

Hoà bình lập lại lực lượng cán bộ, bộ đội thanh niên xung phong hoả tuyến từ tiền tuyến trở về, họ là những chiến sỹ, những dũng sỹ diệt Mỹ hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang nơi chiến trường về hậu phương, xây dựng quê hương, họ sẽ là lực lượng xung kích trong nhiệm vụ khôi phục phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống làm cho quê hương ngày một đổi mới giầu đẹp.

- Về khó khăn:

Hậu quả chiến tranh, tuy trong địa bàn xã không bị tàn phá về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhưng rất ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, đặc biẹt là vết thương lòng của bao gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, không thể khắc phục ngày một, ngày hai, mà đòi hỏi phải cso thời gian dài lâu mới nguôi dần, cùng với sự tăng trưởng dân số, đời sống và kết quả của việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

Là một xã vùng sau vùng xa của huyện Bá Thước, nền sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên, tập quán canh tác còn lạc hậu, việc nâng cao dân trí, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực, sự đầu tư rất lớn mới có thể vượt qua khó khắn này.

Về công tác tổ chức cán bộ trong giai đoạn (1974 – 1978) Đảng bộ xã Điền Hạ đã tổ chức 3 kỳ Đại hội; đó là Đại hội lần thứ (XIII – XIV – XV), bộ máy lãnh đạo trong tổ chức Đảng và chính quyền gồm những đồng chí:

* Về tổ chức Đảng:

- Đ/c: Phạm Văn Nấm - Thôn Sèo Bí thư Đảng uỷ.

- Đ/c: Phạm Quang Dung - Thôn Đèn Bí thư Đảng uỷ (1972 – 1975).

- Đ/c: Bùi Ngọc Châu - Thôn Nan Bí thư Đảng uỷ (1975 – 1976).

- Đ/c: Phạm Khánh Toàn - Thôn Sèo Bí thư Đảng uỷ (1976 – 1978).

- Đ/c: Hà Minh Quyền - Thôn Né Phó Bí thư (1974 – 1975).

- Đ/c: Phạm Bá Chiệm - Thôn Duồng TV Trực Đảng (1976 – 1977).

* Về chính quyền:

- Đ/c: Phạm Quang Dung - Bùi Ngọc Châu – Phạm Khánh Toàn làm Chủ tịch UBND xã.

- Đ/c: Bùi Duy Lự – Thôn Sèo Phó chủ tịch nội chính (1972 – 1978).

- Đ/c: Bùi Đình Kiêm Thôn Xăm – Hà Đình Tám Thôn Né Phó CT phụ trách nông lâm (1973 – 1975).

- Đ/c: Hà Văn Báo - Thôn Nan - Phạm Đức Thỉnh – Thôn Duồng Trực Uỷ ban (1973 – 1975).

Trong giai đoạn này Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh. đặc biệt là việc khắc phục thiếu đói về lương thực.

* Giai đoạn 1977 – 1980:

Tháng 11 năm 1977 Đại hội Đảng bộ lần thứ XV được tiến hành; tại Đại hội này đồng chí Lê Đình Chung Thôn Đèn đã được bầu làm Bí thư Đảng uỷ xã, đồng chí Phạm Đức Hiền Thôn Đèn làm Phó bí thư, đồng chí Hà Thanh kỹ Thôn Xăm làm Thường vụ Trực Đảng.

* Về chính quyền:

- Đ/c: Phạm Đức Hiền – Làm CT. UBND xã.

- Đ/c: Lê Phúc Khuyến – Phó CT nội chính.

- Đ/c: Hà Đình Tám – Phó CT Nông lâm.

- Đ/c: Phạm Đức Thỉnh – Làm uỷ viên trực.

Ban chấp hành Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong xã về công tác sản xuất, thực hiện ngbhĩa vụ lương thực, thực phẩm với nhà nước. Thực hiện Chỉ thị 31 – 32 của Bộ Chính trị nhằm làm chuyển biến sau sắc về tổ chức trong quản lý; nhất là về kinh tế. Ham gia tập huấn và thực hiện khoán mối (theo Chỉ thị 100). Đặc biệt là Đảng bộ phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo những vẫn đề bức xúc phát sinh; như cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 toàn xã đã có hơn 20 người tham gia nhập ngũ và tái ngũ. Hơn nữa Đảng bộ lại phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc sơ tán trụ sở làm việc của xã, từ Thôn Né vào Thôn Đèn trú tại các nhà dân nhờ. Nhà Ông Lê Phúc Tích: Đảng uỷ - nhà ông Lê Văn Kính uỷ ban nhân dân….

Trong giai đoạn mặc dù Đảng bộ phải lãnh đạo, chỉ đạo nhiều công việc lớn, khó khăn chồng chất. Nhưng Đảng bộ và nhân dân xã nhà đã vượt qua. Các phong trào thi đua lao động sản xuất vẫn được đẩy mạnh … Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, văn hóa xã hội được quan tâm, quốc phòng an ninh được củng cố và giữ vững tren địa bàn xã.

Tháng 9 năm 1981 Đại hội Đảng bộ xã Đìên Hạ (Khóa XVI) nhiệm kỳ 1981 - 1982 được long trọng tổ chức; Tại Đại hội này đồng chí Lê Đình Chung tiếp tục tái cử làm Bí thư Đảng uỷ, đồng chí Phạm Đức Hiền tái cử phó bí thư, đồng chí Hà Thanh Kỷ Thường vụ trực Đảng.

* Về chính quyền:

Đồng chí: Phạm Đức Hiền tiếp tục tái cử Chủ tịch uỷ ban nhân dân,

Đồng chí: Lê Phúc Khuyến Phó chủ tịch nội chính,

Đồng chí: Hà Đình Tám - Phó chủ tịch Nông lâm,

Đồng chí: Phạm Đức Thỉnh Trực uỷ ban nhân dân,

Đại hội đánh giá sau sắc về các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội (Khóa XV) đề ra, đặc biệt là vẫn đề chỉ đạo thực hiện khoán 100. có thể nói Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng đã mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp và là tiền đề quan trọng cho khoán 10 sau này.

Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành đảng bộ huyện Bá Thước. Đảng bộ xã Điền Hạ đã từng bước tổ chức thực hiện Chỉ thị 100 có hiệu quả. Chỉ thị 100 ra đời và được áp dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng được nguỵen vọng của người nông dân, nên nhân dân các dân tộc trong xã nhiệt tình hưởng ứng.

Đảng bộ quán triệt Chỉ thị 03-CT/TW của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nông cao đạo cđức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ, Đảng bộ chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất nông lâm nghiệp và xuất khẩu.

* Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII nhiệm kỳ 1982 - 1984:

Đại hội được khai mạc trọng thể tại Hội trường của xã (Tại thôn Né). Có 10 chi bộ về tham gia: tróng đó có 8 chi bộ thôn bản và 1 chi bộ cơ quan, có hơn 100 đảng viên tham gia. Đại hội đã bầu ra 9 uỷ viên ban chấp hành. Đông chí Lê Đình Chung tiếp tục tái cử làm Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Phạm Đức Hiền tái cử phó Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Phạm Văn Tình Thôn Duồng làm tghường vụ Trực Đảng.

* Về Chính quyền:

Đồng chí: Phạm Đức Hiền tiếp tục tái cử Chủ tịch uỷ ban nhân dân,

Đồng chí: Lê Phúc Khuyến Phó chủ tịch nội chính,

Đồng chí: Phạm Đức Thỉnh - Phó chủ tịch Nông lâm,

Đồng chí: Lê Hồng Hoa - Trực uỷ ban nhân dân,

Đại hội kiểm điểm đánh giá lại việc thực hiện các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đề ra, nhất là về các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm đã hoàn thành tốt nghĩa bụ với nhà nước. Được Huyện khen là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được công nhân là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Trải quả một nhiệm kỳ ban chấp hành Đảng bộ (Khóa XVII) đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp cho sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. Đồng thời phải phát triển các ngành nghề khác, lãnh đạo tốt công tác bầu cử hội đồng nhân dân 3 cấp. Ban thường vụ chuẩn bị nội dung, chương trình cho Đại hội Đảng bộ (Khóa XVIII) nhiệm kỳ 1985 - 1987 với nội dung cụ thể như sau:

- Xây dựng đề án liên hơpk các hợp tác xã với quy mô toàn xã.

- Chuẩn bị tốt công tác nhân sự nội dung, chương trình, cơ sở vật chất cho Đại hội Đảng bộ.

- Vận động nhân dân giấy lên phong trào thi đua sản xuất chào mừng Đại hội. Đảng bộ hòan thành tốt các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm với Nhà nước.

- Tháng 6 năm 1985 tại hội trường xã Điền Hạ, Đại hội Đảng bộ xã khóa XVIII - Nhiệm kỳ (1958 - 1987) đã được khai mạc long trọng, có hơn một trăm đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu ra chín đồng chí ủy viên ban chấp hành. Đồng chí Lê Đình Chung - Thôn Đèn tiếp tục tái cử chức danh Bí thư Đảng bộ; đồng chí Phạm Thái A - Thôn Duồng làm Thường vụ trực Đảng ủy.

* Về chính quyền:

- Đồng chí Phạm Đức Hiền - Chủ tịch ủy ban nhân dân xã,

- Đồng chí Lê Đức Hiền - Phó chủ tịch Nội chính,

- Đồng chí Lê Hồng Hoa - Ủy viên trực ủy ban.

Đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TU của Tỉnh ủy về sản xuất nông nghiệp và phát triển nghề rừng. Thực hiện công tác thuế nông nghiệp, tổ chức thực hiện khóa 100 theo Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng, khóan sản phẩm đến các hộ và xã viên Hợp tác xã “Làm theo năng lực – hưởng theo sản phẩm”. Quán triệt Chỉ thị 35/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về hướng dẫn phát triển kinh tế gia đình. Nghị định 184-NĐ/CP của Chính phủ về giao đất rừng, thực hiện nông - lâm kết hợp. Chỉ thị 19/CT/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa về xây dựng phong trào ba tốt; đó là xây dựng chiến lược tiết kiệm.

Ngày 14 tháng 9 năm 1985 thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V về giá, lương, tiền và thông báo đổi tiền.

Tháng 2 năm 1986 Đảng bộ xã Điền Hạ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo liên hợp Hợp tác xã nông lâm toàn xã, với khẩu hiệu “Triển khai cùng một lúc - kết thức cùng một ngày”. Bảy Hợp tác xã nông nghiệp trong xã đều tiến hành khóa sổ, tổng kiểm kêkinh tế tài chính, tài sản.

Đảng bộ Thành lập ban chỉ đạo dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của Huyện; do đồng chí cao minh Ngoan trực tiếp cùng Đảng bộ xã xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện. Đảng bộ dự kiến ban chủ nhiệm lâm thời gồm:

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Thôn Bứng làm chủ nhiệm,

- Đồng chí: - Phó chủ nhiệm,

- Đồng chí: Lê Tiến Tình - Thôn Bứng làm Kế toán trưởng,

- Đồng chí: Hà Vinh Quang - Phó Công an xã làm phó ban

- Đồng chí: Trương Đình Dung - Chi bộ Hưu trí Thôn Sèo làm trưởng ban kiểm soát.

Ngoài ra Đảng bộ còn tổ chức thành lập các ban như; Ban tài chính kế toán - Ban định mức - Ban kiểm soát - Ban kế hoạch - Ban thủ quỹ, thủ kho.

Ngày 26 tháng 03 năm1986 Đại hội lần thứ nhất Hợp tác xã nông lâm xã Điền Hạ chính thức được khai mực, với sự tham dự gồm 20 đồng chí đại biểu các Hợp tác xã; Đại biểu chỉ định 21 đồng chí và đại biểu dự th…. là 8 đồng chí, có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy - ủy ban nhân dân - các phòng, ban của Huyện. Trong hai ngày làm việc (26 - 27 tháng 03 năm 1986) Đại hội đã tập trung thảo luận và quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho năm 1986 và các năm tiếp theo, đồng thời Đại hội cung đã sáng suốt lựa chọn bầu những người có đủ tiêu chuẩn vào Ban chủ nhiệm, Ban kiểm soát:

* Ban cghủ nhiệm gồm 5 đồng chí:

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Chủ nhiệm

- Đồng chí: Phạm Văn Lảo - Phó chủ nhiệm,

- Đồng chí: Lê Hồng Hoa - Phó chủ nhiệm,

- Đồng chí: Hà Minh Do - Phó Chủ nhiệm,

- Đồng chí: Phạm Phúc Hạnh - Phó chủ nhiệm.

* Ban kiểm soát gồm 5:

- Ông: Trương Đình Dung - Trưởng ban,

- Ông: Hà Vinh Quang - Pho ban,

- Ông: Phạm Văn Vượng - Ban viên,

- Ông: Lương Văn Nên - Ban viên,

- Ông: Phạm Ngọc Liễn - Ban viên.

* Bantài vụ gồm 2:

- Ông: Lê Xuân Tình - Kế tóan trưởng,

- Ông: Trương Quốc Ảnh -

Các thôn bản được tổ chức thành đội sản xuất.

* Về công tác xây dựng Đảng:

Tháng 2 năm 1986, một sự kiện có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng to lớn đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam; đó là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã được tổ chức. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế quốc dân, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Dại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bàn về đổi mới nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết nhấn mạnh; vấn đề lớn nhất hiện nay là xắp xếp, bố trí lại cơ cấu và bước đi của nền kinh tế cho phù hợp với phương hướng, mục tiêu của những năm trước mắt, phù hợp với khả năng thực tiến của nước ta hiện nay và những năm tới; “chúng ta lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hành xuất khẩu”, theo hướng đó nhất thiết phải xắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có, điều chỉnh lại cơcấu đầu tư, bố trí hợp lý quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, trong đó ngành kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nhằm khai thác mọi khả năng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất Nông - lâm tiểu thủ công nghiệp và mở mang dịch vụ.

Bên cạnh quán triệt các Nghị quyết của các cấp về phát triển kinh tế, Đảng bộ còn tổ chức triển khai, quán triệt Nghị quyết 26 -NQ/TW của Bộ chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh niên”, Chỉ thị 79-80-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác “Tự phê bình và phê bình trong Đảng”.

Thực hiện đợt sinh hoạt chính trị về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chỉ nghĩa cá nhân, xây dựng chủ nghĩa tập thể theo Chỉ thị 17-CT/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Thông qua đó sinh hoạt chính trị; cán bộ chủ chốt đã tự nhận thức được năng lực lãnh đạo, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác. Đồng thời qua đây cán bộ, đảng viên được giác ngộ về tư duy đổi mới của Đảng, từ đó phê phán những nhận thức lệch lạc, bảo thủ, trì truệ trong cán bộ, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên.

Ngày 21-22 tháng 01 năm 1987 Hội nghị Đại biểu Hợp tác xã liên hiệp toàn xã được tiến hành với nội dung; kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất, đề ra báo cáo quyết toán ăn chia năm 1986 và báo cáo kiểm kê năm 1986. Tại hội nghị này đã bầu bổ sung ông Lương Trung Tính Thôn Thành Điền làm chủ nhiệm, thay ông Lê Quang Cảnh, Bỗu ông Lê Văn Cảnh Thôn Đèn làm kế toán trưởng, thay ông Lê Xuân Tình và một số cán bộ khác trong Hợp tác xã …

2. Đảng bộ xã tập trung chỉ đạo thực hiện ba chương trình kinh tế lớn của Đảng (1986 - 1990)

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhà lần thứ XV, cũng như Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, Đảng bộ xã Điền Hạ đã tích cực vận dụng đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 - 1990) một cách chủ động và sáng tạo; trước hết là thực hiện ba chương trình: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hành xuất khẩu như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quóc lần thưa VI đề ra.

- Chương trình lương thực - thực phẩm:

Giai đoạn 1986 - 1990 là nhưng năm thực hiện kế hoạch 5 năm của nhà nước đề ra. Để phát triển mạnh nông nghiệp, vận dụng Chgỉ thị của Tỉnh ủy đầu năm 1988, toàn huyện Bá Thước đã điều chỉnh lại các Hợp tác xã nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất. Từ đây Hợp tác xã liên hiệp toàn xã Điền Hạ cũng đã được giải thể, để tổ chức lại quy mô Hợp tác xã theo mô hình khu dân cư (thôn bản). Các phương thức khoán được áp dụng triệt để đến từng hộ xã viên theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tiếp đó Đảng bộ xã Điền Hạ đã tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện Nghị quyết 10-NQTW của Bộ chính trị về việc giao đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân một cách khẩn trương và nghiêm túc. Nhiều diện tích đất lâu nay bị bỏ hoang hóa được tổ chức động viên xã viên khai hoang phục hóa để tăng gia sản xuất. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên xã đã từng bước giao đất, giao rừng cho các hộ xã viên sản xuất, bảo quản nộp giá trị sản phẩm cho Hợp tác xã và nhà nước theo quy định.

* Về mặt tổ chức Đảng:

Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX - Nhiệm kỳ (1987 - 1989) đã được tiến hành ngày .....tháng ....năm 1987, có tổng số 117 đồng chí đảng viên trên 10 chi bộ tham dự; trong đó có 9 chi bộ thôn bản và 1 cơ quan nhà trường kết hợp trạm y tế xã. Tại Đại hội này đồng chí Phạm Thái A được bầu làm Bí thư Đảng bộ, thay cho đồng chí Lê Đình Chung; Đồng chí Phạm Đức Hiền được bầu tái cử Phó bí thư; đồng chí Hà Vinh Quang làm Thường vụ trực Đảng.

* Về chính quyền:

- Đồng chí: Phạm Đức Hiện - Chủ tịch ủy ban nhân dân.

- Đồng chí: Lê Đức Hiền - Phó chủ tịch - Trưởng Công an xã,

- Đồng chí: Lương Trung Tính - Phó chủ tịch Nông lâm.

Lúc nay Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương VI của Đảng về đổi mới toàn diện; trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Bước đầu đã có sự chuyển biến rõ rệt và đạt được một số thành tích đó là:

- Năm 1986 sản lượng lương thực đạt 668 tấn,

- Lợn hơi đạt 4 tấn

- Đàn trâu tập thể 455 con, hộ xãviên có 299 con,

- Đàn bò tập thể 28 con, hộ xã viên 72 con.

* Về dân số của toàn xã lúc này có 2613 người và 873 lao động; trong đó có ba dân tộc anh em (Mường - Thái - Kinh):

- Dân tộc Mường có: 363 hộ và 2265 nhân khẩu,

- Dân tộc Thái có: 18 hộ và 104 nhân khẩu,

- Dân tộc Kinh có: 36 hộ và 244 nhân khẩu.

Tháng 7 năm 1987 Hội nghị Đảng bộ quán triệt Nghị quyết 02-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI về thực hiện giải pháp giá tiền lương.

Ngày 5 tháng 4 năm 1988 Bộ chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Ngay sau đó Đảng bộ xãnhà tổ chức triển khai, quán triệt đến cán bộ,đảng viên và bà con xã viên; Nghị quyết Trung ương 4 khóa VI về phát triển kinh tế hàng tiêu dùng; Nghị quyết Trung ương 5 về công tác xây dựng Đảng, lấy ý kiến tham gia về các đoàn thể quần chúng cho Đảng viên; Chỉ thị 16-CT/TW của Bộ chính trị về Cuộc vận động “Làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các mỗi quan hệ xã hội, kiểm điểm Ban chấp hành Đảng bộ và từng đồng chí ủy viên ban chấp hành”.

Quyết triệt Nghị quyết Trung ương 7 khóa VI về công tác “tư tưởng quốc tế”; Nghị quyết 21-NQ/TU của Ban chấp hành Tỉnh ủy về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông lâm nghiệp ở Trung du miền núi. Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong xã phát triển kinh tế đạt được nhiều kết quả khả quan:

- Năm 1989 tổng sản lượng lương thực đạt 702 tấn; đàn trâu, bò tập thể, hộ xã viên đạt 860 con; đàn lơn đạt 900 con.

- Từ năm 1986 - 1989 thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp, sang hoạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, một số cán bộ do trình độ, năng lực không đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới trong thực hiện quản lý kinh tế của Hợp tác xã nông lâm liên hợp toàn xã, hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã mua bán xã, quản lý vốn, tài sản không chặt chẽ, nên dấn đến một số cán bộ đã vi phạm. Đảng bộ xã đã tiến hanhg xử lý, cách chức và lưu Đảng - khai trừ ra khỏi Đảng. Đồng thời thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về phân loại chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng.

- Về cá nhân: Đảng bộ chấp nhận đơn xin ra khỏi Đảng 2 đảng viên; khiển trách 5 đảng viên; cảnh cáo 3 đảng viên; cách chức 3 đảng viên; khai trừ 1 đảng viên.

- Về tập thể: Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh 7 chi bộ; Chi bộ khá là 3 chi bộ. Đảng bộ đạt Đảng bộ khá.

Tháng 11 năm 1989 thực hiện kế hoạch của cấp trên, Đảng bộ tổ chức tiến hành bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp (Tỉnh - Huyện - Xã). Lúc nay xã đã tổ chức bầu chọn được 21 đại biêu Hội đồng nhân dân xã; trong đó đại biểu Nữ là 5 Đại biểu.

Tháng 12 năm 1989, tại kỳ họp lần thứ nhất Hội đồng nhân dân xã Điền Hạ khóa XVI - Nhiệm kỳ (1989 - 1994) đã bầu đồng chí Phạm Ngọc Liễn làm trưởng ban thư ký hội đồng nhân dân.

* Ủy ban nhân dân xã:

- Đồng chí: Phạm Thái A - Chủ tịch ủy ban nhân dân,

Đồng thời lúc này Đảng bộ xã Điền Hạ tiến hành Đại hội khóa XX - Nhiệm kỳ 1989 - 1994. đại hội đã bầu đồng chí Phạm Đức Hiền làm Bí thư Đảng bộ; Đồng chí Phạm Thái A - Phó Bí thư Đảng bộ.

Đảng bộ tiến hành triển khai quán triệt tổ chức thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VI về tiến hành phân loại đảng viên trong toàn Đảng bộ.

- Về chương trình hàng tiêu dùng. Bước vào thời kỳ đổi mới giai đoạn những năm 1986 - 1990 trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Về sản xuất của Huyện nói chung và của xã nói riêng vẫn là chế biến nông - lâm sản chủ yếu sử dụng nguyên liệu của địa phương, việc mở rộng phát triển tiểu thủ công nghiệp,phần lớn đi vào sản xuất như; Gạch, đồ mộc dân dụng, đan lát, công cụ cầm tay. Do sản xuất ngày một nhiều công với lưu thông tốt nên hàng tiêu dùng trên thị trường tương đối dồi dào, dễ mua, dễ bán hơn trước. Song tốc độ phát triển hàng tiêu dùng trên địa bàn xãcòn chậm và chưa chú ý đúng mức

- Về chương trình hành xuất khẩu:

Đảng bộ xã Điền Hạ cũng như các Đảng bộ khác trong huyện Bá Thước. Do trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở còn yếu, chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý, còn lúng túng chưa xác định được mặt hàng mũi nhọn, nên hàng xuất khẩu trong giai đoạn này vẫn chưa phát triển được.

- Về công tác xây dựng Đảng:

Đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, công tác tư tưởng chính trị được Đảng bộ hết sức quan tâm. Đảng bộ đã xác định xây dựng phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm - Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và coi đó là nhiệm vụ tất yếu đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương đường lối đổi mới của Đảng đã được Đảng bộ tổ chức học tập, quán triệt một cách nghiêm túc, toàn diện cả về tư tưởng, tổ chức, cả về phong cách, phương pháp lề lối làm việc cho cấp ủy và cán bộ, đảng viên. Ban chấp hành Đảng bộ xã chủ trương nhanh chóng loại bỏ tư tưởng bao cấp trong chờ ỉ lại, bảo thủ trì truệ trong đổi mới, tăng cường bồi dưỡng, giáo dục cán bộ đảng viên, đổi mới tư duy, nhất là tư duy về kinh tế mới trong việc hình thành phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc nâng cao năng lực tư duy đổi mới, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong cán bộ, đảng viên được gắn liền với công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Trong giai đọng (1986 - 1990), dưới ánh sáng các Nghị quyết Trung ương Đảng và sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy - Huyện ủy. Đảng bộ xãĐiền Hạ đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào thực tiến của địa phương một cách kịp thời, có hiệu quả, với sự nhạy bén về nhận thức, sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, qua thực tiến phong trào, các tiềm năng đất đai, rừng núi và sức lao động dồi dào của nhân dân các dân tộc trong xã được khơi dậy. Thành tích đổi mới bước đầu đáng ghi nhận là đã hạn chế được sự khủng hoảng về lương thực triền miên, do đó mà đời sống nhân dân cơ bản được cải thiện. Qua 5 năm đổi mơi tỷ lệ các hộ gia đình có mức sống ổn định và khá, trở lên ngày một tăng nhiều, thôn bản đã xuất hiện nhà cửa kiên cố vững chắc, nhiều hộ mua được xe máy làm phương tiện đi lại, hộ mua được trang thiết bị nghe, nhìn ngày càng tăng, thành tích đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân cơ bản trên đã để lại bài học quí giá cho Đảng bộ. Đây là những tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới trong những năm tiếp theo.

3. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã và tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới quê hương xã Điền Hạ (1990 - 1995).

Tháng 3 năm 1991 ban chấp hành Đảng bộ xã dựng kế hoạch và phương án thanh lý một số tài sản của ủy ban nhân dân xã như; Cửa hàng mua bán xã, hợp tãcãnông lâm …

Tháng 4 năm 1991 Đảng bộ xã Điền Hạ chỉ đạo các đoàn thể quần chúng tiến hành Đại hội như; Hội phụ nữ - Đoàn thanh niên - Hội nông dân - Mặt trận Tổ quốc.

Tháng 9 năm 1991. Ban chấp hành Đảng bộ chỉ đạo về cơ chế khoán mới, khóan hộ, kiểm tra kinh tế, kiểm tra tài sản cố định, các Hợp tác xã nông nghiệp.

Tháng 10 năm 1991. Lãnh đạo, chỉ đạo củng cố tiến hành Đại hội các chi bộ trong toàn Đảng bộ.

Tháng 6 năm 1993 tổ chức giao đất lâu dài cho nhân dân ổn định sản xuất theo Chỉ thị 07-CT/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng thời tổ chức bầu trưởng thôn, trưởng bản.

Tháng 12 năm 1993 Đảng bộ chỉ đạo Đại hội Cựu chiến binh xã Điền Hạ lần thứ nhất.

Thực hiện Quyết định 364 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ban chỉ đạo cắm móc địa giới hành chính của xã, kết hợp với Phòng tài nguyên và môi trường, Phòng nông nghiệp huyện Bá Thước khảo sát việc cắm mốc địa giới hành chính.

Tháng 6 năm 1994 Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI nhiệm kỳ (1994 - 1999), được long trọng khai mạc, về dự Đại hội có hơn 100 đảng viên, về những thành tựu đạt đạt được sau những năm đổi mới. Đại hội diễn ra với khí thể phấn khởi, tin tưởng, tự hòa vững chắc đi lên trên con đường đổi mới, do Đảng bộ khởi xướng và lãnh đạo. Đại hội đã kiểmđiểm sau sắc về các mục tiêu kinh tế - văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh mà nhiệm kỳ qua đã đề ra, thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần nghị sự của Đại hội. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 9 đồng chí; Ban chấp hành đã bầu đồng chí hà Vinh Quang làm Bí thư Đảng bộ; đồng chí Phạm Thái A làm Phó bí thư; đồng chí Lê Văn Cảnh làm Thường vụ trực Đảng. Đại hội đã biểu quyết một số mục tiêu nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, xác định cơ cấu nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Về văn hóa xã hội:

Khai trương xây dựng các làng văn hóa. Xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường, trạm y tế xã. Chú trọng đầu tư giao thông, thủy lợi.

- Về tài chính tín dụng:

Xây dựng nguần thu ngân sách xã.

- Về xây dựng tổ chức Đảng:

Đảng bộ có tổng số 10 chi bộ; trong đó khối nông thôn là 9 chi bộ và một chi bộ khối nhà trường. Đảng bộ quán triệt Nghị quyết Đại hội VI - Đại hội VII - đại hội VIII của Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới ở địa phương cơ sở.

- Về chính quyền:

Ngày 19 tháng 11 năm 1994 thực hiện kế hoạch của cấp trên, Đảng bộ chỉ đạo việc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (nhiệm kỳ 1994 - 1999). Bầu Hội đồng nhân dân xã khóa XVII tổng số 21 Đại biểu.

Tháng 12 năm 1994 tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân xã đã bầu ra các chức danh Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân.

- Đồng chí: Hà Vinh Quang - Chủ tịch Hội đồng nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Ngọc Liễn - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Thái A - Chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Văn Lảo - Phó chủ tịch - Trưởng Công an xã,

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Phó chủ tịch phụ trách nông lâm,

- Đồng chí: Trương Công Sinh - Cán bộ văn phòng ủy ban,

- Đồng chí: Hà Phúc Chủ - Ủy viên văn hóa xã.

Công cuộc đổi mới của Đảng đã được nhân dân các dân tộc trong xã hưởng ứng ngày một sau rộng trong đời sống xã hội, mà trước tiên là đời sống kinh tế, khơi dậy khả năng sản xuất mới trong mọi tầng lớp nhân dân.

Thành tích đạt được sau 5 năm đổi mới có ý nghĩa thiết thực, được thể hiện trên mọi phương diện hoạt động của đời sống xã hội, ổn định lương thực, kinh tế phát triển - An ninh chính trị được giữ vững, chính quyền đoàn thể các ngành các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, nội bộ Đảng đoàn kết nhất trí, phát huy được tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, các biểu hiện tiêu cực được đẩy lùi, củng cố niềm tin vững chắc trong quần chúng nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Những thành tựu trong 10 năm qua mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Điền Hạ giành được, đã tạo đà, tạo thế cho sự nghiệp đổi mới của xã nhà, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện Bá Thước tiếp tục bước tiếp những chặng đường đi lên con đường theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp.

4. Đảng bộ xã lãnh đạo xây dựng quê hương trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn (1996 - 2005).

Giai đoạn (1991 - 1995) Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đã vượt qua nhưng giao động sử thách to lớn, thậm chí hoang mang, trước sự sụp đổ tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô.

Với bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đảng bộ đã phát huy được những thuận lợi rất cơ bản đó là; Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đồng tâm nhất trí cùng chung sức, chung lòng, nỗ lực khai thác nguần lực và thế mạnh sắn có của địa phương, đã giành được những kết quả bước đầu trên một số lĩnh vực kinh tến- xã hội - Quốc phòng - An ninh và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Từ những thành tích đó là cơ sở để Đảng bộ lãnh đạo,chỉ đạo mặt trận kinh tế - xã hội bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện Đại hóa, đây là bối cảnh hết sức thuận lợi.

Ngày 14 tháng 4 năm 1999 tất cả các Cử tri trong xã đi bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp - Nhiệm kỳ (1999 - 2004).

Đại biểu Hội đồng nhân dân xã khóa XVIII đã bầu ra 23 Đại biểu. Ngày 20 tháng 5 năm 1999 tại kỳ họp thứ nhất khóa XVIII, kỳ họp đã bầucác chức danh; Thường trực Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã;

- Đồng chí: Hà Vinh Quang - Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã,

- Đồng chí: Phạm Ngọc Liễn - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân.

* Các thành viên ủy ban nhân dân:

- Đồng chí: Lê Văn Cảnh - Chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Phó chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Văn Lảo - Phó chủ tịch phụ trách nội chính,

- Đồng chí: Trương Công Sinh - Cán bộ văn phòng HĐND - UBND,

- Đồng chí: Hà Phúc Chủ - Ủy văn hóa xã.

* Về tổ chức Đảng:

Tháng 7 năm 1999 Đại hội Đảng bộ xã Điền Hạ lần thứ XXII - Nhiệm kỳ (1999 - 2004) được tiến hành, có 130 đảng viên đã được triệu tập về dự Đại hội.

Đại hội thông qua báo cáo chính trị và đánh giá những thành tựu về phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, về an ninh - quốc phòng, về tình hình công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đồng thời đề ra những phương pháp, mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp, nhất là giải pháp thực hiện cho những năm tiếp theo.

Sau hai ngày làm việc khẩn trương trung thực, khách Đại hội đã lựa chọn những đồng chí có đủ đức, đủ tài, Bầu vào Ban chấp hành khóa mới, gồm 11 đồng chí, đại diện cho trí tuệ của Đảng và nhân dân trong xã, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xã nhà phát tiển những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra cho những năm tới. Tại hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành khóa XXII đã Bầu các đồng chí:

- Đồng chí: Hà Vinh Quang - Bí thư Đảng bộ,

- Đồng chí: Lê Văn Cảnh - Phó Bí thư - Chủ tịch UBND,

- Đồng chí: Phạm Thái A - Thường vụ trực Đảng.

Đại hội đã thống nhất Quyết nghị về những mục tiêu phương hướng nhiệm vụ chủ yếu của nhiệm kỳ mới 200 - 2005. Đại hội xây dựng mục tiêu nhiệm vụ: Về tổng sản lượng lương thực, phấn đấu đạt 1.400 tấn, binh quân lương thực đầu người 360 kg/ người/ năm; giá trị thu nhập bình quân 2,5 đến 3 tiệu đồng / người/ năm.

- Tổng đàn trâu: 1.400 con.

- Tổng đàn bò: 170 con.

- Đàn lơn: 2.400 con.

- Đàn gia cầm: 23.000 con.

- Cá thịt: 80 tấn.

- Lâm nghiệp: trồng rừng 100 ha

- Xây dựng kiên cố hóa phòng lớp học theo chương trình 135.

- Tranh thủ tiếp nhận các dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng như; đường điện, đường, trường, trạm.

- Hạ tỷ lệ dân số xuống 0,8%,

- Thu ngân sách: 1,1 tỷ đồng,

- Về công tác xây dựng Đảng:

+ Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương VI lần 2.

+ Quán tiệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ IX.

Ngày 24 tháng 4 năm 2004, Cử tri toàn xã nô nức đị bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp (Tỉnh - Huyện - Xã), Nhiệm kỳ 2004 - 2009.

Đại biểu Hội đồng nhân dân xãKhóa XIX được bầu là 23 đồng chí.

Tháng 7 năm2004 tại kỳ họp thứ nhất khóa XIX, đã bầu ra các chức danh của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân:

- Đồng chí : Hà Vinh Quang - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã,

* Các thành viên ủy ban nhân dân:

- Đồng chí: Lê Văn Cảnh - Chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Lê Quang Cảnh - Phó chủ tịch ủy ban nhân dân,

- Đồng chí: Phạm Văn Lảo - Trưởng Công an xã,

- Đồng chí: Trương Công Sinh - Cán bộ văn phòng HĐND - UBND,

- Đồng chí: Hà Phúc Chủ - Ủy văn hóa xã.

Ban chấp hành Đảng bộ đã hết sức chú trọng và tăng cường các chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện đó là:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng Hội đồng nhân dân, tăng cường việc kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, đối với các hoạt động của ủy ban nhân dân. Chú trọng lăng nghe tâm tư, nguyên vọng chính đáng và tập hợp ý kiến của Cử tri, chuẩn bị tốt các điều kiện ch kỳ họp cuối năm.

- Ủy ban nhân dân xã rà soát các mục tiêu kinh tế, có kế hoạch để chỉ đạo tốt, thực hiện có hiệu quả, phân tích rõ trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt là trách nhiệm trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, thực hiện các dự án đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Công tác Dân vận mặt trận Tổ quốc - Các đoàn thể nhân dân, thường xuyên làm tốt công tác tập hợp, đoàn kết quy tụ và vận động quần chúng tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là các phong trào lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phong trào xây dựng đời sống văn hóa,xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp, khắc phục bệnh hành chính trong công tác, vận động quần chúng đẩy mạnh xây dựng các mô hình dân vận khéo, tập trung vận động quần chúng nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

* Về Công tác xây dựng Đảng:

- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương VI lần 2 khóa VIII và Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt các Nghị quyết Trung ương Đảng khóa IX, các Nghị quyết của Tỉnh ủy - Huyện ủy. Làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tiến hành khảo sát quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật trong Đảng, tiến hành sơ kết, tổ kết việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng từ Trung ương đến cơ sở.

- Dưới ánh sáng các Nghị quyết của Đảng soi dọi, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và trực tiếp là Huyện ủy. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng tinh thần yêu quê hương Đất nước, xây dựng quê hương Điên Hạ ngày càng giầu đẹp.

Trong những năm tiến hành thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xãlần thứ XXII, Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân trong xã giành được nhiều thành tích bước đầu khá cơ bản. Những thành tích đó đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, củng cố niềm tin vững chắc vào công cuộc đổi mới của Đảng. Nó tạo tiền đề về vốn,về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về trình độ quản lý kinh doanh, về khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,về giữ gìn nền văn hóa bản sắc dân tộc và xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Về vai trò của Đảng bộ; vai trò quản lý điều hành của ủy ban nhân dân, về tổ chức đại đoàn kết các dân tộc. Vận động quần chúng phát động phong trào thi đua trong quần chúng, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội. Đó là những tiền đề rất quan trọng để Đảng bộ và nhân dân xã nhà không ngừng vươn lên hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế xã hội - Quốc phòng - An ninh nhiệm kỳ 2000 - 2005.

5 - Đảng bộ xã Điền Hạ lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong thời kỳ (2005 - 2010).

Ngày 23 tháng 8 năm 2005. Đảng bộ xã Điền Hạ tiến hành Đại hội khóa XXIII -Nhiệm kỳ 2005 - 2010 được chính thức khai mạc tại Hội trường Trụ sở làm việc của xã Điền Hạ, với tổng số Đại đảng viên được triệu tập có hơn 150 Đại biểu.

Đại hội làm việc với không khí khẩn trương, nghiêm túc, trung thực, khách quan theo đúng quy trình Đại hội. Đại hội long trọng khai mạc, thông qua báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ khóa XXII và báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành trình trước Đại hội.

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, Đại hội đã hoàn thành các chương trình đặt ra. đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ khóa XXIII gồm 11 đồng chí. Đồng thời Đậi hội bỏ phiếu tín nhiệm 3 đồng chí; Ban thường vụ: chức danh Bí thư Đảng ủy, Phó bí thư Đảng ủy, Thường vụ trực Đảng.

Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Đảng bộ Khóa XXIII cũng đã bầu ra:

- Đồng chí: Phạm Ngọc liễn - Bí thư Đảng ủy,

- Đồng chí: Lê vae Cảnh - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND

- Đồng chí: Hà Công Tính - Thường vụ trực Đảng.

Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII đã thực hiện một bước ngoặc đổi mới về; xây dựng quy chế, chương trình công tác, lề lối làm việc, những nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đề ra là:

- Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trong toàn Đảng bộ.

- Triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến cán bộ, Đảng viên, các tổ chức quần chúng như; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong xã.

- Xây dựng các chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trậo tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

- Tiếp tục xây dựng Nghị quyết về thu nợ tồn động, xây dựng, quản lý nguần thu ngân sách xã. Phát triển kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp toàn khóa trên địa bàn xã.

- Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thành công Đại hội các đoàn thể như; Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc xã - Thành lập Chi bộ cơ quan xã.

- Xây dựng chương trình công tác hội hpọ, giao ban khối dân vận, giữa các chi bọ, các đoàn thể, đổi mới phương pháp sinh hoạt.

- Tập trung phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, tăng cường sản xuất vụ đông.

- Phấn đấu sản lượng lương thực đạt 1826 tấn.

- Giá trị thu nhập bình quân đạt 2,9 triệu đồng / người/ năm.

- Phấn đấu thu ngân sách tại địa bàn hàng năm đạt từ 8 trăm đến 1,5tỷ đồng.

- Về công tác xây dựng cơ bản:

+ Trong nhiệm kỳ; xây dựng nhà văn phòng trường tiểu học khu chính và các khu lẻ, tu sửa và đóng mới bàn, ghế cho giáo viên và học sinh, xây dựng rào các khu trường, nhà bếp và tường rào trụ sở làm việc, nhà văn phòng trường mầm non ... Tranh thủ tiếp cận và tiếp nhận các chương trình dự án như; Chương trìng 135, dự án WB .... Chương trình 159 để xây dựng cơ sở hạ tầng như; Điện, đường, trường, trạm ... Các công trình thủy lợi ... Chương trình 08 và 134 về xóa nhà tranh tre xiêu vẹo dột nát và chương trình nước sạch ... Thành lập hai Hợp tác xã.

z6112026731545_6d8e6c954b9816b2ba05d80f00bf56d3.jpg
Các đồng chí lãnh đạo huyện tặng hoa cho Đảng bộ xã trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng bộ.

- Về tổ chức Đảng:

Đến tháng 7 năm 2007 Đảng bộ mới có 12 Chi bộ. Vào tháng 8 năm 2007 Đảng bộ thành lập thêm một chi bộ Trường Mầm non và đến thánh 8 năm 2009 Đảng bộ thành lập được thêm một Chi bộ Cơ quan xã. Đến nay Đảng bộ có 14 chi bộ; trong đó: có 9 chi bộ thôn bản, 3 chi bộ nhà trường (Trường THCS - Tiểu học - mầm Non), 1 chi bộ trạm y tế và một chi bộ cơ quan xã. Tính đến ngày 31/05/2010 Đảng bộ có 186 đảng viên.

Các chi bộ phấn đấu cuối năm đạt loại khá trở lên, không có chi bộ yếu kém.

Trên cơ sở đổi mới của Đảng, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh uỷ và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, cũng như từ thực tiến của địa phương. Ban chấp hành Đảng bộ xãnhà đã luân luân trăn trở tìm hướng đi trên con đường đổi mới quê hương, quan Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ các khóa và các Nghị quyết hàng năm của Đảng ủy xã, đã thể hiện rõ sự tìm tòi, sáng tạo của Đảng bộ trong việc vận dụng, hoạch định chủ trương và quyết tâm vươn lên soát khỏi đói nghèo của Đảng bộ và nhân dân trong xã.

Sau 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bộ mặt cuâx đã thay đổi nhiều, đời sống nhân dân các dân tộc ngày càng được cải thiện và nâng cao. Cơ sở hạ tầng như điện lưới Quốc gia đã phủ trong toàn xã, đường giao thông liên xã, liên thôn đã được tu sửa và nâng cấp hàng năm, các nhà trường từng bước được kiên cố hóa phòng lớp học, nhà sản trạm y tế, các trang thiết bị và dụng cụ y tế đã được trang bị gần như đầy đủ đối với cơ sở. Trụ sở làm việc của xãđã được đầu tư, các công trình thủy lợi như; hồ đập, mươi bai từng bước được kiên cố hóa. Bên cạnh đó tình hình an ninh chính trị - Quốc phòng - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luân được giữ vững.

Từ những bài học được rút ra trong các nhiệm kỳ trước. Đảng bộ xã tin tưởng rằng sẽ có những bước phát triển mới với nhiều thành công trên bước đường đổi mới và hội nhập, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng quê hương ngày một giầu đẹp, dân chủ văn minh.

Hà Anh